ESTJ – The Guardians – Người Giám Hộ


ESTJ: Hướng ngoại – Giác quan – Lý trí – Nguyên tắc

Những người thuộc nhóm ESTJ có lối sống chủ đạo là tư duy hướng ngoại, tức là họ xử lý mọi việc bằng lý trí và óc logic.

Ngoài ra, ESTJ còn có lối sống thứ hai thiên về giác quan hướng nội, họ cảm nhận thế giới bằng các giác quan một cách rõ ràng và cụ thể.

MÔ TẢ CHUNG:

ESTJ thích hợp với trật tự và sự liên tục. Là người hướng ngoại, sự chú ý của họ hướng đến tổ chức con người, mà nó cụ thể hóa thành giám sát. Trong khi nhóm ENTJ thích tổ chức và điều động con người theo ý tưởng của chính họ, dựa trên một chương trình do chính họ vạch ra, thì ESTJ hài lòng với những quy tắc, luật lệ có sẵn, thông thường được định ra bởi một cấp có quyền cao hơn.

ESTJ là những người thích tụ tập. họ tìm kiếm những người có cùng sở thích trong các câu lạc bộ, hội đoàn, nhà thờ hay các tổ chức xã hội khác. Họ có nhu cầu được giao lưu cùng với các SJ khác. Gia đình cũng là một phần quan trọng của ESTJ, và việc tham gia vào các sự kiện như đám cưới, đám hỏi, hay các cuộc họp mặt gia đình đối với họ là rất cần thiết.

Truyền thống cũng rất quan trọng đối với các ESTJ. Họ nhớ rất kỹ các ngày lễ, sinh nhật, và các dịp kỷ niệm hang năm khác và tổ chức một cách long trọng. ESJT cũng có xu hướng tìm kiếm nguồn gốc của mình, họ cũng thích tra cứu trong gia phả để tìm ra các tổ tiên nổi tiếng.

Phục vụ, một biểu hiện cụ thể của trách nhiệm, cũng là một mối quan tâm chính của ESTJ. Họ phục vụ người khác rất tận tình và ngược lại cũng đòi hỏi nhân được dịch vụ chu đáo. Nếu là thương gia, các ESTJ sẽ cung cấp các dịch vụ rất đáng tin cậy và làm rất nhiều thứ để nâng cao hình ảnh của họ.

ESTJ rất nhạy cảm với tính chính thống. Phân lớn những đánh giá của họ đối với con người và sự việc phản ánh sư nhạy cảm của họ đối với những gì được coi là “bình thường” và không bình thường. Sự khôi hài của ESTJ thường xoay quanh những sự việc hoặc người có những hành động, cư xử “không bình thường”

ESTJ đề cao tính cần cù, chịu khó. Đối với họ, quyền lực, địa vị, và danh vọng phải có được từ lao động. Sự lười biếng ít khi nào được họ thông cảm.

ESTJ là những người trực tính, là con người của các nguyên tắc đã được nói rõ. ESJT sẵn sang đứng lên để ủng hộ những gì mà họ tin la đúng, ngay cả khi họ hầu như không có cơ hội chiến thắng. ESTJ dám làm những chuyện liều lĩnh.

Những nghề nghiệp có sức thu hút đối với ESTJ là giáo viên, huấn luyện viên, ngân hang, chính trị và quản lý (ở mọi cấp).

ESTJ sống trong thế giới của sự thực tế và những nhu cầu cụ thể. Họ sống với hiện tại, luôn luôn quan sát môi trường xung quanh mình để chắc chắn rằng mọi việc đều vận hành một cách trơn tru và chính xác. Họ tôn trọng truyền thống và pháp luật và có một hệ thống những chuẩn mực và niềm tin rõ ràng. Họ cũng trông mong điều đó ở những người khác, và họ sẽ không chấp nhận hoặc cảm thông với những người không coi trọng hệ thống này. ESTJ rất coi trọng năng lực và sự hiệu quả, họ rất thích được nhìn thấy những kết quả tức thì cho nỗ lực của mình.

ESTJ là những người luôn chịu trách nhiệm. Họ có một cái nhìn rõ ràng về cách mọi việc cần phải làm như thế nào, điều này hiển nhiên giúp họ đảm nhận vai trò của một nhà lãnh đạo. Họ rất tự tin và năng nổ. Đặc biệt, họ rất có tài trong việc nghĩ ra các hệ thống và những kế hoạch để hành động, cũng như có khả năng nhìn thấy được những bước cần phải làm để hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể nào đó. Vì họ có những niềm tin rất mạnh mẽ, nên đôi khi họ có thể trở nên rất khắt khe và hay xét đoán người khác, và họ thường bộc lộ suy nghĩ của bản thân không chút e dè nếu như người nào đó không đạt tới chuẩn mực mà họ đề ra. Nhưng chí ít thì những biểu lộ của họ là chân thật bởi vì ESTJ là những cá nhân cực kỳ thẳng thắn và thành thật.

ESTJ thường là những công dân rất mẫu mực, và là cột trụ của xã hội. Họ rất coi trọng những cam kết, và họ tuân thủ theo những định nghĩa của chính họ về chuẩn mực của một “công dân tốt” một cách nghiêm túc. ESTJ rất thích tương tác với người khác và thích được vui đùa. ESTJ có thể trở nên rất hăng hái và vui tính tại những hoạt động xã hội, đặc biệt là những hoạt động hướng tới gia đình, xã hội và công việc.

ESTJ cần phải chú ý đến xu hướng trở nên quá cứng nhắc và cứ chăm chăm vào những tiểu tiết của mình. Do họ rất kiên định với hệ thống niềm tin của mình, nên điều quan trọng mà họ cần phải nhớ là cần phải tôn trọng ý kiến và quan điểm của người khác. Nếu họ không chú ý đến cảm xúc của bản thân, họ có thể gặp rắc rối trong việc đáp ứng những nhu cầu muốn kết thân của người khác, và họ còn có thể vô tình làm tổn thương cảm giác của họ bằng cách dùng óc logic và lý trí vào những việc mà đáng lẽ ra cần dùng đến cảm xúc nhiều hơn.

Khi bị stress, một ESTJ thường cảm thấy bị cô lập với người khác. Họ có cảm giác rằng mình bị hiểu lầm và bị đánh giá thấp, và rằng nỗ lực của họ bị xem nhẹ. Trong những tình huống bình thường thì ESTJ rất giỏi ăn nói cũng như không có vấn đề trong việc bộc lộ suy nghĩ, tuy nhiên khi đang bị stress thì họ gặp nhiều khó khăn trong việc diễn giải cảm xúc thành lời và diễn tả cho người khác hiểu cảm xúc đó.

ESTJ đánh giá cao sự an ninh và trật tự xã hội hơn hết thảy, và họ cảm thấy có trách nhiệm phải làm mọi thứ để đạt được mục đích này. Họ sẽ tham gia hoạt động xã hội, bầu cử và làm những việc có thể giúp cải thiện an ninh và trật tự xã hội.

ESTJ luôn nỗ lực hết mình trong hầu hết những việc mà họ làm. Trong công việc, hôn nhân cũng như trong xã hội, họ có thể làm tất cả mọi thứ với một nhiệt huyết mạnh mẽ nếu như họ nghĩ việc đó là cần thiết. Họ rất tận tâm, thực dụng, thực tế và đáng tin cậy. ESTJ có thể làm mọi thứ cần thiết để đạt được mục đích hay mục tiêu cụ thể nào đó. Bên cạnh đó, họ lại có thể không nhận ra hoặc đánh giá cao tầm quan trọng của những mục tiêu không nằm trong tầm nhìn thực tế của mình. Tuy nhiên, nếu như ESTJ có khả năng nhận ra mối liên quan của những mục tiêu đó với những liên hệ thực tế, chắc chắn rằng họ sẽ nỗ lực hết mình để thấu hiểu vấn đề và kết hợp chúng vào công cuộc thực hiện mục tiêu của mình.

Các ESTJ nổi tiếng:

Andrew Jackson – Tổng thống Mỹ

George W. Bush – Tổng thống Mỹ

John D. Rockefeller – Tỷ phú người Mỹ

Sam Walton – Người sáng lập WalMart

ESTJ VÀ SỰ NGHIỆP

Cho dù bạn là một thanh niên đang tìm kiếm chỗ đứng trong xã hội, hay một người trưởng thành đang muốn biết xem mình đang đi đúng hướng hay không, thì điều quan trọng là bạn hiểu chính mình và những đặc điểm tính cách có khả năng tác động đến sự thành công hay thất bại của bạn trong những ngành nghề khác nhau. Và cũng không kém phần quan trọng là bạn hiểu được điều gì là thực sự có ý nghĩa đối với bạn. Khi được trang bị những hiểu biết về các điểm mạnh và điểm yếu của mình cùng với sự nhận thức về điều mà bạn thực sự coi trọng, thì bạn đang ở trong một tâm thế rất tốt để chọn cho mình một nghề nghiệp mà bạn cảm thấy xứng đáng.

Các ESTJ thường có một số nét đặc trưng sau:

  • Nhà lãnh đạo bẩm sinh – họ thích được dẫn đầu.
  • Coi trọng an ninh và truyền thống.
  • Trung thành.
  • Chăm chỉ và đáng tin cậy.
  • Năng động và khỏe mạnh.
  • Có một hệ thống rõ ràng về những chuẩn mực và niềm tin.
  • Không thích sự thiếu năng lực và kém hiệu quả.
  • Khả năng tổ chức tuyệt vời.
  • Thích thú trong việc xây dựng trật tự và cấu trúc.
  • Rất chu đáo.
  • Sẽ theo đuổi các dự án cho đến khi hoàn thành thì thôi.
  • Thẳng thắn và trung thực.
  • Khát khao được hoàn thành nghĩa vụ của mình.

ESTJ có rất nhiều lựa chọn trong nghề nghiệp của họ. Họ rất giỏi trong nhiều việc khác nhau bởi vì họ luôn luôn dồn hết tâm trí và sức lực để làm cho mọi thứ thật tốt đẹp. Họ sẽ thấy thoải mái nhất khi giữ vai trò lãnh đạo, bởi vì họ có xu hướng tự nhiên trong việc lãnh trách nhiệm. ESTJ thích hợp nhất cho những công việc đòi hỏi phải thiết lập trật tự và cấu trúc.

Danh sách nghề nghiệp dưới đây được tạo ra dựa trên những cảm nhận về nghề nghiệp mà chúng tôi nghĩ rằng sẽ thích hợp cho một ESTJ. Mục đích của nó là cho bạn một sự tham khảo chứ không phải là một bản danh sách chi tiết. Không có bất cứ một cam kết nào chứng tỏ rằng những sự nghiệp dưới đây sẽ phù hợp với bạn, bên cạnh đó cũng có thể sự nghiệp thích hợp nhất đối với bạn cũng nằm trong danh sách này.

Những gợi ý nghề nghiệp phù hợp với ESTJ

  • Lãnh đạo quân đội
  • Quản lý
  • Cảnh sát/ Thám tử
  • Quan tòa
  • Nhân viên kế toán
  • Nhà giáo
  • Bán hàng

PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CỦA ESTJ
10 NGUYÊN TẮC ĐỂ ĐẠT THÀNH CÔNG

1. Trau dồi ưu điểm của mình! Bạn được trao cho một khả năng tuyệt vời để tạo ra những phép tắc xử thế hợp lý vượt hẳn trải nghiệm bản thân mình. Hãy cho phép những nguyên tắc đó được phát triển hết mức có thể bằng cách tạo ra chúng với sự cân nhắc kĩ càng bằng những thông tin sẵn có.

2. Đối mặt với điểm yếu của mình! Hãy chấp nhận khuyết điểm của mình, và cố gắng vượt qua chúng. Đặc biệt, bạn phải chống lại xu hướng phán xét một cách quá nhanh, và nhớ rằng việc cân nhắc cảm xúc của người khác là rất quan trọng.

3. Hãy suy xét thật kĩ về những dữ kiện hoặc viết chúng ra. Bạn cần phải suy xét kĩ càng để quyết định những nguyên tắc hợp lý mà mình sẽ làm theo. Diễn đạt hoặc viết chúng ra giấy có thể sẽ là một công cụ tốt cho bạn.

4. Thấu hiểu mọi thứ. Đừng bỏ qua các ý tưởng ban đầu chỉ vì bạn nghĩ rằng bạn đã biết kết quả rồi. Hãy lắng nghe để hiểu biết lẫn nhau.

5. Khi bạn giận dữ, bạn thất bại. Sự kiên định đối với những nguyên tắc của bạn rất đáng ngưỡng mộ nhưng nó có thể gây hại cho bạn nếu bạn rơi vào cái “Bẫy Giận Dữ”. Hãy nhớ rằng cơn giận sẽ phá hoại các mối quan hệ cá nhân của bạn, và có thể làm tổn thương sâu sắc đến người khác. Suy xét thật kỹ sự tức giận của bạn trước khi bạn trút nó lên đầu người khác. Sự bất đồng và thất vọng chỉ có thể được kiểm soát bằng một thái độ khách quan và bình thản.

6. Hãy là chính bạn trong các mối quan hệ. Đừng mong rằng mình sẽ trở thành một người đa cảm hoặc nồng nhiệt quá mức. Hãy nhận ra rằng những mối quan hệ vững chắc nhất của bạn với người khác sẽ bắt nguồn từ lý trí, chứ không phải từ tình cảm. Bạn nghĩ rằng hành động của bạn sẽ nói thay tình cảm của bạn, nhưng đối với một số người thì như vậy là chưa đủ. Hãy quan tâm đến nhu cầu tình cảm của mọi người, hãy thể hiện tình cảm và sự tôn trọng chân thành đối với họ bằng chính con người thật của bạn. Luôn là chính mình, bạn nhé!

7. Chịu trách nhiệm với chính bản thân mình. Đừng đổ lỗi những rắc rối trong cuộc sống của mình lên đầu người khác. Hãy bình tâm tìm kiếm giải pháp. Không ai có thể kiểm soát cuộc sống của bạn tốt hơn bạn.

8. Hãy khiêm tốn. Đánh giá bản thân nghiêm khắc như bạn đánh giá người khác vậy.

9. Kiềm chế ham muốn kiểm soát người khác. Bạn không thể nào ép người khác tán thành với lối suy nghĩ của mình được. Có thể bạn nghĩ rằng mình biết điều gì tốt nhất cho người khác, nhưng thật ra điều mà bạn biết chỉ là “làm thế nào họ có thể làm tốt nhất” dựa trên những quan điểm mà bạn cho là đúng mà thôi. Bạn muốn sống theo ước muốn của bạn thì họ cũng vậy mà thôi. Thay vì đánh giá hoặc kiểm soát họ, hãy tập trung khả năng phán xét của mình để tạo ra những nguyên tắc mang tính khách quan thì tốt hơn.

10. Hãy dành thời gian cho bản thân mình. Hãy cho phép phần nội tâm của bạn được phát triển. Bạn sẽ thấy rất nhiều lợi ích của việc cân bằng cả bên trong lẫn bên ngoài.

ESTJ VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ

ESTJ rất nhiệt huyết. Họ khát khao muốn được hoàn thành nhiệm vụ và nghĩa vụ của mình, đặc biệt là khi chúng liên quan tới gia đình. Ưu tiên của họ thông thường theo thứ tự sau: chúa trời, gia đình và cuối cùng là bạn bè. Họ cố gắng nỗ lực hết mình để hoàn thành công việc mà mình được giao dựa trên thứ tự ưu tiên trên. Họ rất tận tâm và luôn có trách nhiệm trong các mối quan hệ của mình mà họ cho rằng chúng sẽ kéo dài mãi mãi và không thể thay đổi được. Họ thích được dẫn đầu, nên có thể rất hay kiểm soát người bạn đời và con cái của mình. Họ có một sự kính trọng đối với truyền thống và thể chế, họ cũng kỳ vọng rằng người bạn đời và con cái của mình cũng ủng hộ những điều này. Họ chẳng có thời gian cũng như mong muốn giao tiếp với những người không cùng quan điểm với ESTJ.

Điểm mạnh của ESTJ

  • Thường hăng hái, lạc quan và thân thiện.
  • Kiên định và đáng tin tưởng, họ có thể tăng cao sự an toàn cho gia đình của họ.
  • Nỗ lực hết mình để hoàn thành nhiệm vụ và bổn phận của mình.
  • Có trách nhiệm trong những công việc ở nhà.
  • Rất biết cách sử dụng tiền bạc (mặc dù có chút bảo thủ).
  • Không dễ bị ảnh hưởng bởi xung đột hoặc chỉ trích.
  • Thích thú trong việc tìm giải pháp cho những xung đột hơn là lơ nó đi.
  • Rất nghiêm túc trong các cam kết của mình, và mong muốn tìm kiếm những mối quan hệ lâu dài.
  • Có khả năng đứng dậy sau một mối quan hệ đổ vỡ.
  • Có khả năng đưa ra hình thức kỷ luật khi cần thiết.

Điểm yếu của ESTJ

  • Có xu hướng nghĩ rằng mình luôn luôn đúng.
  • Có xu hướng lúc nào cũng muốn lãnh đạo người khác.
  • Không chịu nổi sự thiếu hiệu quả và tùy tiện.
  • Không dễ đồng cảm với người khác.
  • Không giỏi lắm trong việc bộc lộ cảm nghĩ và cảm xúc của mình.
  • Có thể vô ý làm tổn thương người khác bằng những câu nói thiếu nhạy cảm.
  • Tư duy theo chủ nghĩa duy vật và giai cấp.
  • Đa số đều cảm thấy không thoải mái với sự thay đổi, cũng như chuyển đến một khu vực hoàn toàn mới.

Bonus: Tóm Tắt Xu Hướng Tính Cách Theo Tên Gọi Từ Chữ Cái Của Nhóm:

ESTJ: Hướng ngoại – Giác quan – Lý trí – Nguyên tắc

E – Bạn thuộc nhóm tính cách Hướng ngoại:

Bạn có tính cách hướng ngoại trong cuộc sống và khi hướng nghiệp. Thế mạnh của bạn là luôn chứng tỏ bản lĩnh dấn thân trước mọi người. Thông thường, bạn dám đối đầu với thử thách và ít lùi bước trước khó khăn hiện hữu. Xu hướng khẳng định bản thân là chủ đích của bạn khi đối diện với thực tại. Tính hướng ngoại đó còn giúp bạn có thêm nhiều thuận lợi trong giao tiếp: rộng bang giao, dễ chia sẻ, dễ tiếp cận và hội nhập với những điều mới lạ ở nhiều nơi, không gò bó trong khuôn khổ chật hẹp… Nó cũng giúp bạn dễ thành công khi làm những công việc ở bên ngoài, ở nơi chộn rộn đông đúc, ở những tụ điểm cần phải giao tiếp rộng với số đông.

Nhưng, thế yếu của bạn lại là thiếu chiều sâu trong nhận thức và tâm thức, dễ hời hợt và nông cạn. Nội lực của bạn có bề nổi mà thiếu bề dày của trí tuệ và thiếu cả độ sâu sắc của tâm hồn. Do đó, trong hướng nghiệp và cuộc đời, bạn có thể giỏi về chiến thuật khi giải quyết việc trước mắt, mà chưa thể tinh anh và sắc sảo về tầm nhìn chiến lược nếu phải tính đến chuyện lâu dài. Chẳng những thế, do thiếu chiều sâu nên bạn ít có những tư duy trừu tượng và sáng tạo mang tính đột phá trong công việc. Làm việc theo nhóm thì hăng say, nhưng làm việc một mình thì bạn ưa nản.

Một số ngành nghề phù hợp với tính cách hướng ngoại: Thông tin, truyền thông, văn hóa, du lịch, công tác xã hội, chính trị, ngoại giao, kinh doanh, marketing, nghệ thuật biểu diễn…

Lưu ý:Nếu kết quả chỉ số Hướng nội và Hướng ngoại xấp xỉ bằng nhau thì về cơ bản, bạn có một tính cách trung hòa giữa hướng ngoại và hướng nội. Điều này cũng tốt, có khi rất tốt cho nhiều lĩnh vực trong quan hệ và việc làm.

S – Cách thức tìm hiểu và nhận thức thế giới của bạn thiên về Giác quan:

Bạn là người rất thực tế, không chỉ giàu óc thực tế mà chủ yếu là lấy thực tế làm phương châm sống của mình. Đây là một điểm mạnh trong tính cách của bạn, bạn không thích sự mơ hồ và huyền ảo, càng không thích những lý thuyết xa vời hay sự hứa hẹn viễn vông. Với bạn, chỉ có thực tiễn sống động là câu trả lời đáng tin nhất. Bởi thế, bạn thường lao vào làm việc hơn đọc sách, thích lăn lộn ở hiện trường hơn ngồi một chỗ để nghiên cứu. Nếu phải nghiên cứu khảo sát, bạn thiên về định lượng hơn định tính khi kiểm định một vấn đề.

Tuy nhiên, bạn chưa thấy rõ mình đang non yếu về năng lực tư duy chiều sâu, nhất là về ý thức nhìn xa trông rộng. Tuy khá mạnh về chiến thuật xử lý trong công việc, nhưng bạn thiếu hẳn một tầm nhìn chiến lược. Bởi thế, bạn dễ dành được những cái lợi trước mắt, nhưng bị tổn thất những lợi ích lâu dài, mà chính cái lợi lâu dài mới là cơ bản. Mặt khác, do tầm nhìn hạn hẹp và thiếu ý thức chiều sâu nên bạn khó thấy được những bài học sai lầm của quá khứ hoặc những định hướng cao đẹp của tương lai. Điều đó khiến bạn không có một căn bản để lấy đà khi cần tiến xa. Hơn thế, bạn thiếu luôn cả óc tưởng tượng sáng tạo khi cần phải hoạch định công việc hay xử lý một vấn đề mang tầm vĩ mô.

Một số ngành nghề phù hợp với người nhận thức thiên về giác quan: Các ngành nghề kỹ thuật, các nghề thợ, nhân viên văn phòng…

Lưu ý:Nếu kết quả các chỉ số trực giác và giác quan của bạn xấp xỉ bằng nhau thì về cơ bản, bạn có một tính cách trung hòa giữa trực giác và giác quan. Điều này cũng tương đối tốt ở mức độ bạn dễ tạo được sự cân bằng trong nhận thức, tránh chủ quan hoặc cực đoan khi đánh giá hay kiểm định một vấn đề.

T – Lý trí có tác động nhiều đến các quyết định và lựa chọn của bạn:

Bạn sống thiên về lý trí, nặng về nguyên tắc, đoan chính và cương trực, trật tự và nghiêm minh. Bạn không thích sự nới lỏng kỷ cương, càng không muốn ai vi phạm những quy ước. Bạn cũng tôn trọng tình cảm, nhưng có mức độ, càng không thể đặt tình cảm trên lý trí, không thể vì nhân nhượng tình cảm mà vượt qua nguyên tắc. Những người luôn mẫu mực và giữ đúng phép tắc trong quan hệ (cả quan hệ ứng xử và quan hệ làm việc) là bạn đồng hành chí cốt của bạn. Với bạn, người hợp tác mà không lấy lý trí làm trọng để ứng xử và làm việc thì đó là người yếu đuối, việc sẽ không thành và cuối cùng tình cảm cũng mất. Bởi vậy, đứng trước một vấn đề, bao giờ bạn cũng lấy lý trí ra để soi xét, cân nhắc hơn thiệt, sau đó mới chiếu cố đến tình cảm.

Tuy nhiên, sự nghiêm túc và tính cứng rắn của bạn nếu đi quá đà, không có sự mềm mỏng khi cần thiết, thiếu sự uyển chuyển khôn khéo để “lạt mềm buộc chặt” thì chẳng những tình cảm bị tổn thương mà công việc cũng đổ vỡ. Về mặt này, tính cách của bạn thể hiện một bản sắc xơ cứng, thiếu linh hoạt, không linh động giữa cương và nhu, giữa tình và lý, giữa kiên quyết và ôn hòa. Đây là nguyên nhân thất bại của rất nhiều trường hợp xử lý tình huống và giải quyết vấn đề từ việc nhỏ đến việc lớn. Trong hướng nghiệp và hợp tác khi hành nghề, người khôn ngoan là người biết dung hòa và kết hợp khéo léo các yêu cầu vừa nêu.

Một số ngành nghề phù hợp với người sống thiên về lý trí: Các ngành nghề kỹ thuật, khoa học, công nghệ, an ninh, quốc phòng, kinh doanh…

Lưu ý:Nếu chỉ số Lý trí và Tình cảm của bạn xấp xỉ bằng nhau thì về cơ bản, bạn có một tính cách cân bằng giữa tình và lý, cương và nhu, kiên quyết và ôn hòa… Đương nhiên, điều này rất tốt trong nhiều trường hợp nhưng không phải tốt với mọi trường hợp. Vấn đề là phải cân nhắc, lựa chọn kỹ khi nào phải đặt lý lên trên, khi nào tình ở trên và khi nào phải dung hòa.

J – Nguyên tắc là phong cách sống và làm việc của bạn:

Tính nguyên tắc bất di bất dịch thường là “hòn đá tảng” trong thái độ sống và phong cách sống của bạn. Bạn lấy nguyên tắc và mọi quy phạm làm tiêu chí hàng đầu để lựa chọn cách ứng xử trước mọi tình huống, mọi típ người và mọi công việc. Cho nên, với nhiều trường hợp, bạn đã rất thành công vì được việc. Trong cuộc sống và sự nghiệp, một tính cách biết tôn trọng nguyên tắc là một tính cách mạnh, thể hiện một bản lĩnh vững vàng trước nhiều thử thách cam go. Nhờ tính cách này, bạn sẵn sàng nói không với cái xấu, hơn thế, bạn có sức đề kháng với sự tấn công của môi trường xấu và nhiều cạm bẫy. Cũng nhờ đó, bạn đã tự vượt lên chính mình, tự chiến thắng mình trong khi nhiều người khác không được vậy.

Tuy thế, nếu quá đà và nhất là nếu không đủ tỉnh táo, bạn dễ trở nên cực đoan, xơ cứng với cách tuân thủ máy móc, ứng xử máy móc, giải quyết máy móc theo những khuôn mẫu máy móc của mọi nguyên tắc vốn dĩ nó mang tính chất lạnh lùng! Nếu nguyên tắc là khuôn vàng thước ngọc thì cũng có những loại thước đo ngoài khuôn vàng đó ít lạnh lùng hơn, có tính “ấm êm và mềm mại” hơn. Nghĩa là, bên cạnh những nguyên tắc xơ cứng (có khi rất chuẩn) của sự đời, vẫn có những cách nghĩ và cách làm uyển chuyển hơn, dịu dàng hơn mà vẫn bảo tồn được cái hay của nhiều phía. Đó là tính nhân văn khi vận dụng nguyên tắc. Trong khoa học về sáng tạo, người ta gọi đó là tùy cơ ứng biến. Trong tâm lý học ứng dụng, gọi đó là sự linh hoạt.

Một số ngành nghề phù hợp với phong cách sống nguyên tắc: Nghiên cứu khoa học, các ngành kỹ thuật, quân sự, an ninh, quản lý/ kinh tế/ tài chính…

Lưu ý :Nếu chỉ số Nguyên tắc và Linh hoạt của bạn xấp xỉ bằng nhau, thì về cơ bản, bạn có một khả năng điều chỉnh để đạt được sự cân bằng giữa tính linh hoạt và tính nguyên tắc. Theo đó, bạn biết tùy cơ ứng biến để khi nào thì phải thượng tôn nguyên tắc, khi nào lại cần đến sự linh hoạt, và khi nào phải vận dụng cả hai. Thông thường trong công việc, phải vận dụng kết hợp cả tính nguyên tắc và tính linh hoạt là tốt hơn cả.

Bí quyết giao tiếp với người ESTJ:

– Tôn trọng cảm nhận của họ! Nhìn sâu vào mắt họ để trả lời câu hỏi của họ

– Hãy nói với nhau những điểm đã được thỏa thuận trước

– Hãy trình bày rõ ràng và cụ thể – có thể liệt kê các bước ra nếu cần

© 2011 – 2012, https:. Luôn Tôn Trọng và Bảo Hộ mọi Tác Quyền như một lời cảm ơn!


Viết một bình luận...

One thought on “ESTJ – The Guardians – Người Giám Hộ