Trắc Nghiệm MBTI Miễn Phí – Phần 2


Một lần nữa, nếu bạn còn quan tâm đến Trắc Nghiệm Tâm Lý MBTI để khám phá bản thân, chúng ta sẽ đến phần tiếp theo của loạt bài viết này và đây cũng là phần kết thúc về MBTI của tôi tại Blog Heavenly Wind. Cũng có nghĩa là tôi sẽ không giải đáp các thắc mắc về MBTI kể từ bài viết này, những kiến thức nâng cao hơn tôi sẽ để các bạn tự khám phá nếu muốn đi tiếp và tôi chỉ đưa ra gợi ý.

Nếu bạn đã đọc kỹ và tìm hiểu các khái niệm cũng như kiến thức cơ bản mà tôi đã trình bày một cách tổng quát trong bài viết Trắc Nghiệm MBTI Miễn Phí – Phần 1. Hẳn là bạn nhận ra MBTI là một lĩnh vực rất sâu và rộng.

Như dự định ban đầu, tôi có ý để các bạn tự tiếp xúc và đánh giá với cơ chế chấm điểm của hệ thống này. Tuy nhiên qua thời gian, tôi cũng nghiệm ra rằng, thật không đơn giản để trình bày những cái phức tạp cho đại đa số một cách mà ai cũng có thể hiểu. Cho nên bây giờ dù bạn có yêu cầu được tiếp cận hệ thống chấm điểm đó thì tôi cũng đành phớt lờ và vì tôi còn 1 lý do khác.

Để viết phần 2 này, tôi đã chờ đợi một khoảng thời gian tương đối dài để thu thập các dữ kiện và phản hồi của chính các bạn. Qua đó, tôi có cái nhìn bao quát hơn và trình bày một lần nữa những gì mà các bạn còn thắc mắc cũng như những gì mà bài viết đầu tiên chưa đáp ứng được hoặc có thể nói là vẫn còn làm nhiều người ngờ vực. Tất cả sẽ được giải đáp với Phần 2 này.

Điều mà đa số các bạn quan tâm bao gồm 3 vấn đề chính:

1/ Chỉ số % trong mỗi chữ cái sau khi bạn nhận được kết quả nói lên điều gì?

Phần giải thích này tôi lấy từ bạn woody_woodpecker – Forum vuontoithanhcong.

Về chỉ số % trong kết quả MBTI thì có 2 cách biểu diễn tùy theo bài Test mà bạn làm :

Cách biểu diễn 1 : sau khi làm test nó chỉ cho bạn 4 chỉ số (theo cách biểu diễn này thì chỉ số thuộc loại của bạn có thể nhỏ hơn 50)

Ví dụ : 22%I, 96%N, 88%T, 40%J

Test ra kết quả theo cách mà bạn đã làm ở phần 1.

Cách biểu diễn 2 : Sau khi làm test nó sẽ cho bạn 8 chỉ số chia làm 4 cặp (theo cách biểu diễn này thì tất cả các chỉ số thuộc loại của bạn bắt buộc phải lớn hơn 50)

Ví dụ : 61%I – 39%E, 98%N – 2%S, 94%T – 6%F, 70%J – 30%P

Test ra kết quả theo cách mà bạn sẽ làm ở Phần 2 này.

Giải thích :

Cách 1 biểu diễn kết quả bằng cách lấy % của chỉ số trội hơn trong 1 cặp, như vậy ta có thể tưởng tượng thang giá trị của mỗi cặp là từ -100 đến +100, ở giữa là 0. Theo cách này nếu I = 0 tức là I và E bằng nhau.

Cách 2 biểu diễn kết quả bằng cách lấy % của cả 2 chỉ số và tổng % của 2 chỉ số trong 1 cặp luôn là 100%, như vậy thang giá trị của mỗi cặp từ 0 đến 100, ở giữa là 50. Theo cách này nếu I = 50 thì I và E bằng nhau

Biểu diễn % chỉ mang tính chất tượng trưng. Nó chỉ thể hiện chính xác loại của bạn khi bạn trả lời hoàn toàn trung thực các câu hỏi trong bài test. Con người vẫn có thể hành động theo xu hướng ngược với loại của mình, % sẽ cho biết bạn thiên về hành động nào hơn, giả sử I của bạn là 80%, E là 20% thì bạn sẽ có xu hướng hành động hướng nội trong khoảng 80% các tình huống mà bạn gặp phải trong cuộc sống và hành động như một người hướng ngoại trong khoảng 20% tình huống còn lại.

Như trong Phần 1 cũng đã có đề cập, giải thích trên một lần nữa nhấn mạnh về việc bạn hoàn toàn sở hữu đồng thời các thuộc tính – tính cách như hướng nội và hướng ngoại, Lý trí và Tình Cảm, Nguyên Tắc và Linh Hoạt. Chỉ là chúng ta có xu hướng nào nhiều hơn mà tính cách được hình thành mà thôi.

Cụ thể hơn, tôi ví dụ 1 người khi làm trắc nghiệm theo Phần 1 và có điểm P là 1% thì có thể hiểu là giữa J (Nguyên Tắc) và P (Linh Hoạt) thì P của người này nhỉnh hơn 1% và nếu quy đổi theo cách tính trong Phần 2 thì sẽ là J = 48% | P = 52%. Cũng có thể hiểu là mức này khá là cân bằng giữa Nguyên tắc và Sự Linh Hoạt.

2/ Kết quả MBTI như trong bài trắc nghiệm của phần 1 liệu đã chính xác chưa?

Với tôi, câu trả lời là: nó chính xác. Còn với người khác thì còn tùy!

Có nhiều người bảo rằng 72 câu hỏi trắc nghiệm trong phần 1 có những câu hỏi gần như giống nhau. Điều đó đúng và cả không đúng. Phải nó là những câu mà bạn thấy giống nhau đó thực ra chúng mang tính hệ thống mà thôi. Còn bây giờ, tôi giới thiệu 1 bài trắc nghiệm kiểu khác.

Không có những câu hỏi trả lời theo dạng “Yes – No” nữa. Ở đây, câu trả lời sẽ theo 5 thang điểm. Với bài trắc nghiệm này tôi muốn các bạn nào còn nghi ngờ tính chính xác của trắc nghiệm trong phần 1 có thể đối chiếu 1 lần nữa kết quả này.

Đây là 1 trang Web trắc nghiệm MBTI gần như miễn phí – bởi khi bạn cung cấp cho họ các thông tin cần thiết nhất là email thì sau khi làm xong trắc nghiệm họ sẽ gởi kết quả về cho bạn. Tuy nhiên để hiểu nhiều hơn thì bạn gợi điện đến tổng đài của họ để biết thông chi tiết về nhóm của bạn (đây là lúc tính phí). Và mặc nhiên là những ai đã biết qua Phần 1 loạt bài này thì chẳng ai gọi điện làm gì nhỉ 😀

Như đã nói, tôi thấy bài trắc nghiệm này cho kết quả cũng chính xác. Vì tôi tự kiểm nghiệm với bản thân mình và kết quả từ cả 2 loại trắc nghiệm này là như nhau.

Không dài dòng nữa, bạn nào cần kiểm chứng lại kết quả thì Click vào đây.

Nếu kết quả trong phần này chỉ khác biệt 1 chữ cái so với kết quả của Phần 1 thì bạn hãy làm lại vài lần nữa cách thức trắc nghiệm nào mà bạn cảm thấy dễ hiểu nhất giữa Phần 1 và 2. Tuy nhiên tôi đề nghị hãy làm phần 1. Khi làm lại như thế thì xác suất chữ cái nào xuất hiện trong kết quả nhiều hơn giữa 2 chữ cái ấy thì đó chính là chữ cái trong tính cách của bạn.

3/ Những kiến thức ngoài lề của 16 nhóm tính cách:

Tiêu biểu như:

Click Để Hiển Thị Nội Dung Được Ẩn – Show ▼

Các bạn có thể tìm hiểu thêm tại các trang như vuontoithanhcong hoặc trang này: Click Here

Tôi chỉ hy vọng là những trang tôi vừa giới thiệu – họ duy trì trang Web này được lâu dài. Bởi nếu 1 trong số chúng không tồn tại thì bài viết này cho đến lúc đó sẽ trở nên vô nghĩa. 🙂

Cuối cùng:

Tạo sao các nhà tuyển dụng lại tận dụng MBTI trong việc tìm kiếm nhân viên? Chỉ là vì họ muốn khai thác đúng tiềm năng, năng lực của 1 người và xếp người đó vào đúng nhóm. Tương tự, MBTI thật sự là 1 bí kíp trong việc năm bắt tâm lý và xử thế nếu bạn hiểu rõ nó và áp dụng đúng lúc. Hiểu được tính cách người thân, bạn bè và đồng nghiệp có thể giúp bạn tránh được những hiểu lầm từ tính cách đặc trưng của họ. Cũng như cải thiện vấn đề giao tiếp, ngoại giao trong buôn bán và kinh doanh với đối tác.

Đôi lúc tôi nghĩ rằng (suy nghĩ cá nhân) với những người thật sự hiểu rõ bản thân mình thì MBTI gần như là một công cụ để giúp họ khẳng định lại chính bản thân họ là gì và đó có những thế mạnh và khuyết điểm gì mà họ cần phát huy cũng như khắc phục. Ngoài ra MBTI cũng trở nên không chính xác nếu trả lời theo kiểu “tôi muốn giống như thế này” chứ không phải là “tôi đang thực sự là như vầy”.

Hãy nhớ rằng MBTI cũng như 1 chiếc Gương chỉ nói sự thật khi mà bạn nhìn nhận và trung thực với bản thân mình. Nó chẳng nói bạn xấu hay đẹp, tốt hay không tốt. Dù thế nào thì đó vẫn là ảnh phản chiếu của bạn. Khi soi vào bạn thấy mình xấu chổ nào thì tự bạn sửa, đẹp chổ nào thì hãy phát huy. Nó chỉ là cái Gương hiện lên hình ảnh của chính bạn khi bạn soi vào… thế thôi.

Henry Long Nguyen

© 2011 – 2015, https:. Luôn Tôn Trọng và Bảo Hộ mọi Tác Quyền như một lời cảm ơn!


Viết một bình luận...

51 thoughts on “Trắc Nghiệm MBTI Miễn Phí – Phần 2

  • Truchuynh0938

    cái này thật sự rất đúng mặc dù mình làm test 2 lần cũng có xê dịch nhưng đều là ISTJ,nhưng mà mình đang phân vân là cái phần gợi ý nghề nghiệp có phù hợp với mình hay không 

  • Ha Zin

    Lần đầu mình làm test trong lúc hoang mang tột độ về lựa chọn công việc (cũng vì hoang mang nên mới làm test) ra kết quả là ISFP. Giờ tâm lý ổn định hơn test lại là INFP, mình thấy đúng hơn, check lại với bài Trắc nghiệm lần 2 ra cùng kết quả. Thanks henrylongnguyen for sharing 🙂

  • Candy

    Cảm ơn bài viết của tác giả.
    Mặc dù công việc hiện tại của tôi khá ổn định và lương cũng tốt, nhưng tôi luôn có cảm giác không phát triển được bản thân mình và hoang mang với con đường sắp tới. Tôi đã tìm tòi nhiều và đã tìm thấy bài test này. Sau khi làm test kết quả là INFJ. Tôi đã rất vui vì tìm thấy mình ở đó. Tuy nhiên tôi cũng một phần lo lắng vì những công việc được đề nghị cho 1 INFJ. Tôi học kinh tế, đang làm kinh tế… Tôi là nữ, 25t và đang xác định con đường đi cho mình, tôi dự định sẽ đi du học bằng MBA trong năm 2014. Mong tác giả và các bạn có thể cho tôi lời khuyên về công việc phù hợp để có thể phát triển tốt ở VN. Trình độ học vấn của tôi khá tốt và tôi cũng cần một công việc thu nhập cao vì còn phải lo cho gia đình của mình. Mong sẽ được sự chia sẻ từ tác giả và các bạn! Cảm ơn.

  • Henry Long Nguyen

     Bản công việc đó chỉ mang tính tham khảo – nó không phải liệt kê để bạn nhất định  làm công việc đó mới phù hợp. Thật tình tôi không dám đưa ra lời khuyên nào cho các tương lai hay dự định của người khác vì nó quan trọng với họ… nếu chẳng may mình nói không hợp tình hợp lý hoặc không đủ duyên tác thành sau này họ lại trách mình thì khổ.

  • Hai con cá

    thất vọng, m k hiểu bản thân m, 2 kết quả khác nhau, 1 là ISFP 2 là ISTJ, cảm giác test 1 đúng hơn,có lẽ 1 time sau pải làm lại, mún hỉu thêm về bản thân wa’ T^T  WAEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE 

  • Trantthuyduong

    rat vui vi da phan nao hieu them dc ban than .. va cung rat buon vi nhung gi minh hoc lai hoan toan khong fu hop voi tinh cach cua minh

  • ChjmIna10

    mình xin đinh chính lai cmt trc 🙂 tại cái cmt trc là ms làm xong phần 1 đã lanh chanh sang phần 2 cmt :d. mình chỉ khác mỗi chữ E thành I so vs lần mình là 4 năm trc 🙂 tức là k nhièu như đã nghĩ 🙂 và chúng gần như cân bằng khi E (48%) và I (52%)

    Mình cảm thấy khi lớn lên cách nhìn nhận và giải quyết tình huống của mình có phần khác đi rất nhiều. Châm nhưng đúng nhiều hơn trc. nhưng nh khi vì cái chậm đấy mà lỡ nh thứ lắm haha.

    nhưng (lại nhưng) 2 cái kq ở 2 bài của mình nó r khác nhau (phần 1 là ESFP) (phần 2 là INTP) :(( mình làm r chung thực. (kq của mình là dư lày :(E 1%, S 3%, F 9%, P 25%) nếu 2 kq khác nhau nhiều thế này có fải mình bi đa nhân cách không @.@

  • Minh

    Em trắc nghiệm cả 2 bài đều là ISTP, hiện tại tôi mới tốt nghiệp ngành hệ thống thông tin kinh tế, đại học kinh tế. Em rất bối rối, và phân vân trong việc nộp đơn xin việc vì không biết mình phù hợp với lĩnh vực nào trong lĩnh vực kinh tế tài chính, rất mong nhận được góp ý của các bạn và chủ trang web này, xin cảm ơn rất nhiều !

  • Krist Nguyễn

    Anh Henry Long Nguyen ơi! Em vẫn đang thắc mắc là không biết mình là nhóm E hay I vì lúc giao tiếp thì giống E còn ở 1 mình thì giống I, nhiều người nhận xét là hướng nội nhưng em cũng không biết mình là nhóm nào nữa! :(! Anh có cách nào để xác định một cách chính xác không anh ?