ENFP – The Inspirers – Người Truyền Cảm Hứng


ENFP: Hướng ngoại – Trực giác – Tình cảm – Linh hoạt

Những người thuộc nhóm ENFP có lối sống chủ đạo trực giác hướng ngoại, họ nhận biết thế giới qua trực giác của mình.

Lối sống thứ hai là cảm xúc nội tâm, họ xử lý mọi việc theo cách mà họ cảm nhận chúng, hoặc những việc đó có phù hợp với chuẩn mực của bản thân họ hay không.

MÔ TẢ CHUNG:

Những người thuộc nhóm ENFP là những người thân thiện và đáng mến. Một trong số những người dễ mềm lòng nhất là những người ENFP. Ở người ENFP có cái mà người ta thường gọi là “bồng bột”. Họ có thể là một con người thông thái, nghiêm trang, đạo mạo một thời gian dài, nhưng khi họ có cơ hội, nhưng ngay lập tức họ có thể nghịch phá như một đứa trẻ con, trêu chọc người khác.

Một nghiên cứu cho thấy ENFP chiểm một tỷ lệ cao hơn bình thường trong ngành psychodrama. Phần lớn họ có thiên hướng về nghệ thuật sân khấu. ENFP thích kể chuyện vui, đặc biệt là về bạn bè của họ. Có lẽ vì thiên hướng này mà nhiều người trong số họ thích phóng viên. Tôi có đùa với một người bạn ENFP của tôi là nếu tôi muốn cả thế giới biết về một điều gì đó, tôi chỉ cần nói cho anh ta biết.

ENFP là những người hiểu biết rộng. Chỉ biết vừa đủ cũng làm cho họ hài lòng mặc dù điều này sẽ làm cho một số người thuộc các nhóm thiên về suy nghĩ chính xác cảm thấy khó chịu. Tuy vậy, cũng có một số ENFP thành công trong các khoa học chính xác như toán học.

Bạn bè đối với các ENFP rất quan trọng, thậm chí quan trọng hơn tất cả các nhóm NF khác. Họ rất trung thành với bạn bè, và đôi khi bị biến thành vật hy sinh bởi những người vô tâm hơn. ENFP tìm thấy năng lượng cho mình khi được ở cạnh người khác. Một vài người thực sự gặp khó khăn khi phải ở một mình thường xuyên.

Một người bạn ENFP của tôi, một người làm công tác xã hội, giỏi giao tiếp đến mức có thể “thuần hóa” được những người phỏng vấn cô ta trong buổi phỏng vấn xin việc. Cô ta có khả năng làm cho người lạ cảm thấy thân thuộc.

ENFP đôi khi bị bất ngờ vì bị tình cảm chi phối. Những quyết định vội vàng dựa trên tình cảm có thể sẽ bùng nổ với một kết quả không biết trước được. Không ít ENFP đã đột ngột bỏ việc chỉ vì những giây phút như thế.


Các ENFP rất thân thiện, nhiệt tình, thông minh và có tố chất. Họ coi thế giới này đầy ắp những cơ hội, và họ luôn cảm thấy say mê và hứng thú với mọi thứ. Sự hăng hái nhiệt tình của họ giúp họ có khả năng truyền cảm hứng và động lực cho người khác hơn bất kì loại tính cách nào. Họ có khả năng thuyết phục mọi người về bất cứ điều gì. Họ yêu cuộc sống và nhìn nhận nó như là một món quà đặc biệt đối với họ, và họ luôn sống hết mình để xứng đáng với món quà đó.

ENFP là những người có năng lực và nhiều kĩ năng. Họ đạt hiệu quả cao khi làm những việc họ thực sự hứng thú. Ưa thích những công việc ngắn hạn, trong suốt sự nghiệp của mình họ có thể trải qua nhiều công việc khác nhau. Đối với người ngoài thì có vẻ như ENFP không có định hướng và mục tiêu rõ ràng, nhưng thực tế thì ENFP rất kiên định bởi vì họ có một ý thức rất lớn về giá trị bản thân của mình. Những gì họ làm phải tương xứng với giá trị của bản thân họ. ENFP luôn muốn được sống thật với con người của mình, làm những gì mà họ tin là đúng đắn. Họ nhìn thấy ý nghĩa trong mọi việc xung quanh mình, và họ luôn cố gắng tìm cách thích nghi với cuộc sống và giá trị của bản thân mình để đạt được sự thanh thản trong tâm hồn. Họ luôn luôn ý thức và thậm chí sợ hãi việc đánh mất chính mình. Do cảm hứng là một phần thiết yếu trong cuộc đời của ENFP, và cũng bởi vì họ luôn cố gắng giữ “trung điểm”, ENFP thường là một cá nhân đầy nhiêt huyết, với nhiều lý tưởng tiên tiến.

Một ENFP cần phải tập trung vào hoàn thành công việc của mình. Chính vì vậy mà đây là một rắc rối mà một số cá thể mắc phải. Không như các nhóm hướng ngoại khác, các ENFP cần phải có một khoảng thời gian riêng để cân bằng bản thân và chắc chắn rằng họ đang làm đúng với những gì phù hợp với giá trị của họ. Những ENFP có khả năng cân bằng bản thân mình thường là những người rất thành công. Ngược lại, những ENFP khác có thể mắc phải một thói quen đó là bỏ ngang một dự án nào đó nếu họ thấy một dự án mới mang nhiều tiềm năng hơn. Chính vì thế mà họ không bao giờ đạt được những kết quả thực sự đáng kể cho dù họ có khả năng làm được những điều đó.

Hầu hết ENFP có kỹ năng tương tác tốt. Họ thường nồng hậu và quan tâm đến mọi người, và xem trọng các mối quan hệ xã hội. Các ENFP có một nhu cầu mãnh liệt muốn được mọi người quý mến. Đôi lúc, đặc biệt là ở giai đoạn thiếu niên, một ENFP thường có xu hướng “vồn vã” và không thành thật, và thường hành động một cách quá trớn để dành được sự thừa nhận của người khác. Tuy nhiên, một khi ENFP đã học được cách cân bằng nhu cầu được sống thật với bản thân cũng như nhu cầu muốn được thừa nhận của mình, thì họ trở nên rất giỏi trong việc giúp người khác thể hiện điểm mạnh của mình và nhờ đó mà họ luôn được quý mến. Họ có một khả năng trời phú trong việc thấu hiểu một người chỉ qua một khoảng thời gian ngắn tiếp xúc, và họ dùng khả năng ấy cùng sự linh hoạt của mình để tạo dựng quan hệ đối với người khác.

Do thế giới của các ENFP luôn tràn đầy những cơ hội hấp dẫn nên những việc làm đời thường trở thành một cái gì đó tẻ nhạt với họ. Họ không chú trọng đến những dạng công việc mang tính chất quá chi tiết và tẻ nhạt, và thường thì họ sẽ để cho chúng rơi vào quên lãng. Họ sẽ cảm thấy không chút hứng thú gì nếu bị bắt phải làm những dạng công việc đó. Chính vì thế nên đây là một thử thách rất lớn trong cuộc sống của hầu hết các ENFP, và đôi khi gây ra những xung đột giữa các thành viên trong gia đình.

Một ENFP “đi sai đường” có thể trở thành một người thích kiểm soát – và họ đặc biệt rất giỏi trong vấn đề đó. Khả năng thiên phú trong giao tiếp khiến cho họ dễ dàng đạt được những gì mà họ muốn. Hầu hết các ENFP sẽ không lạm dụng khả năng này bởi vì như thế là đi ngược lại với giá trị bản thân của họ.

Đôi khi các ENFP thường đưa ra những phán quyết sai lầm trầm trọng. Họ có một khả năng tuyệt vời trong việc dùng trực giác để nhận thức sự thật về một người hoặc một tình huống nào đó, nhưng khi họ dùng óc suy xét của mình thì nó có thể đưa họ đến một kết luận sai lầm.

Những ENFP nào chưa học được cách làm việc gì đó tới cùng thường gặp khó khăn trong việc gìn giữ hạnh phúc gia đình. Luôn luôn đoán được những khả năng có thể xảy ra nên họ có xu hướng chán ngán với những gì đang có ở thực tại. Ý thức mạnh mẽ về giá trị của mình sẽ giúp cho đa số ENFP luôn hết lòng với các mối quan hệ của mình. Tuy nhiên, các ENFP thường thích một chút gì đó mới lạ trong cuộc sống của mình, nên họ thích xây dựng mối quan hệ với những người cảm thấy thoải mái với những sự thay đổi và thích trải nghiệm những thứ mới lạ.

Những đứa trẻ có cha mẹ thuộc loại ENFP có thể sẽ trải qua những trải nghiệm thú vị, nhưng đôi lúc cũng khiến cho những đứa trẻ mạnh về Giác Quan hoặc Nguyên Tắc  cảm thấy căng thẳng. Những đứa trẻ bị ảnh hưởng bởi vòng xoáy cuộc sống của những bậc cha mẹ ENFP sẽ cho rằng họ đầy mâu thuẫn và khó hiểu. Đôi lúc các bậc cha mẹ này muốn là bạn thân nhất của con mình, nhưng đôi lúc họ lại đóng vai những ông bố bà mẹ khó tính. Nhưng các ENFP luôn luôn nhất quán với những giá trị của bản thân mình, và điều này gây nên một ảnh hưởng to lớn đối với con cái của họ.

Về căn bản thì các ENFP là những người rất hạnh phúc. Một khi bị bó buộc vào một thời gian biểu chặt chẽ hoặc những công việc tẻ nhạt thì họ cảm thấy không thoải mái. Các ENFP làm việc hiệu quả nhất trong một môi trường linh động hoặc khi họ làm việc trong một nhóm. Họ có khả năng làm việc độc lập tốt. Họ có thể tự hoàn thành tốt công việc mà không cần sự giám sát, miễn là công việc được giao đủ hấp dẫn với họ.

Bởi vì họ luôn cảnh giác và nhạy cảm, luôn quan sát xung quanh, ENFP thường bị tình trạng quá tải cơ địa do căng thẳng. Họ có nhu cầu lớn được độc lập, và luôn chống lại việc bị kiểm soát hoặc gán ghép. Họ muốn toàn quyền kiểm soát bản thân mình nhưng lại không thích kiểm soát người khác. Họ không thích thấy người khác trở nên phụ thuộc hoặc bị kìm hãm cũng như thấy chính bản thân mình bị như thế.

ENFP là những cá nhân quyến rũ, chân thật, thích mạo hiểm, nhạy cảm, quan tâm đến người khác và sở hữu một loạt những năng lực khác nhau. Họ dùng những tài năng của mình để đáp ứng nhu cầu bản thân cũng như cho những người thân thiết với họ, dĩ nhiên là trong trường hợp họ có khả năng cân bằng cuộc sống và hoàn thiện khả năng hết mình vì công việc của họ.

Các ENFP nổi tiếng

Samuel Clemens – Nhà văn nổi tiếng người Mỹ

Bill Cosby – Diễn viên, nhà văn, nhạc công nổi tiếng

Dave Thomas – Ông chủ hệ thống thức ăn nhanh Wendy’s

Lewis Grizzard – Nhà báo

Meg Ryan – Diễn viên nữ nổi tiếng

Robin Williams – Diễn viên hài nổi tiếng

Sandra Bullock – Diễn viên nữ nổi tiếng

 ENFP VÀ SỰ NGHIỆP

Cho dù bạn là một thanh niên đang tìm kiếm chỗ đứng trong xã hội, hay một người trưởng thành đang cố tìm hiểu xem mình đang đi đúng hướng hay không, thì điều quan trọng là bạn hiểu chính mình và những đặc điểm tính cách sẽ có tác động đến khả năng thành công hay thất bại ở một số ngành nghề khác nhau. Và cũng không kém phần quan trọng là bạn hiểu được điều gì là thực sự có ý nghĩa đối với bạn. Khi được trang bị những hiểu biết về các điểm mạnh và điểm yếu của mình, đồng thời với sự nhận thức về điều mà bạn thực sự đánh giá cao, thì bạn đang có một điều kiện tốt để lựa chọn nghề nghiệp mà bạn cảm thấy xứng đáng.

Các ENFP thường có một số nét đặc trưng sau:

  • Có nhiều mục tiêu ngắn hạn.
  • Thông minh và bản lĩnh.
  • Thân thiện, quan tâm đến mọi người, khả năng giao tiếp tốt.
  • Rất mạnh trong việc dùng trực giác và cảm giác để đánh giá người khác.
  • Có khả năng liên kết với người khác.
  • Nhiệt tình, đặt nhu cầu của người khác lên trên nhu cầu của mình.
  • Nhận thức rõ ràng về tương lai.
  • Không thích làm những việc có tính thường ngày.
  • Thích được người khác thừa nhận và hiểu họ.
  • Rất hợp tác và thân thiện.
  • Sáng tạo và năng động.
  • Kĩ năng giao tiếp và viết lách tốt.
  • Là nhà lãnh đạo bẩm sinh, nhưng không thích kiểm soát người khác.
  • Không thích người khác điều khiển mình.
  • Làm việc theo logic và lý trí – dùng trực giác của mình để hiểu rõ mục tiêu và làm cho tới khi hoàn thành thì thôi.
  • Có khả năng thấu hiểu những khái niệm và lý thuyết khó khăn.

ENFP rất may mắn vì họ khá giỏi ở nhiều mặt. Một ENFP có thể đạt được những thành quả cao tại những việc mà họ cảm thấy hứng thú. Tuy nhiên, ENFP rất dễ chán và thường không giỏi lắm trong việc làm cho đến nơi đến chốn. Vì vậy nên họ thường lảng tránh những công việc đòi hỏi phải làm một cách tỉ mẩn, lặp đi lặp lại. Họ sẽ phát huy hết khả năng của mình trong những công việc cho phép họ được thỏa sức sáng tạo những ý tưởng mới hoặc làm việc trong một nhóm. Đối với những việc có tính giới hạn và khuôn khổ thì họ sẽ cảm thấy buồn chán.

Danh sách nghề nghiệp dưới đây được tạo ra dựa trên những cảm nhận về nghề nghiệp mà chúng tôi nghĩ rằng sẽ thích hợp cho một ENFP. Mục đích của nó là cho bạn một sự tham khảo chứ không phải là một bản danh sách chi tiết. Không có bất cứ một cam kết nào chứng tỏ rằng những sự nghiệp dưới đây sẽ phù hợp với bạn, bên cạnh đó cũng có thể sự nghiệp thích hợp nhất đối với bạn cũng nằm trong danh sách này.

Những gợi ý nghề nghiệp phù hợp với ENFP

  • Chuyên viên tư vấn.
  • Bác sĩ tâm lý.
  • Doanh nhân.
  • Diễn viên.
  • Nhà giáo.
  • Luật sư.
  • Chính trị gia/ Nhà ngoại giao.
  • Nhà văn/ Nhà báo.
  • Phóng viên.
  • Lập trình viên, chuyên gia phân tích hệ thống hoặc chuyên gia máy tính.
  • Khoa học gia/ Kĩ sư.

PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CỦA ENFP
10 NGUYÊN TẮC ĐỂ ĐẠT THÀNH CÔNG

1.      Trau dồi ưu điểm của mình. Tạo cơ hội cho bản thân có những trải nghiệm mới để hiểu rõ cuộc sống hơn.

2.      Hãy đối mặt với khuyết điểm của mình. Hãy chấp nhận những điểm mạnh cũng như điểm yếu của mình. Bằng cách đối mặt với những điểm yếu, bạn có thể vượt qua chúng và chúng sẽ ít có khả năng ảnh hưởng đến bạn.

3.      Thể hiện cảm xúc của mình. Đừng để sự tức giận tích lũy trong người bạn. Nếu cảm xúc quá mãnh liệt, hãy bình tĩnh xử lý và thể hiện nó ra bên ngoài, nếu không những cảm xúc đó có thể khiến bạn suy sụp.

4.      Hãy quyết đoán. Đừng ngại khi đưa ra một quan điểm hoặc ý kiến. Bạn cần biết cách thể hiện cho người khác thấy tiềm năng và giá trị của một việc để thuyết phục họ điều đó đáng để thực hiện.

5. Mỉm cười với những lời chỉ trích. Hãy coi những sự bất đồng ý kiến và những mối bất hòa là cơ hội để trưởng thành. Hãy cố gắng học cách lắng nghe những phản hồi và tỏ ra khách quan trong cách phản ứng.

6.      Hãy cố gắng hiểu người khác. Hãy nhớ rằng còn mười lăm nhóm tính cách khác, những người có cái nhìn khác với bạn. Thường thì mọi việc sẽ giải quyết dễ dàng hơn nếu bạn hiểu được quan điểm của người khác.

7.      Thấu hiểu chính bản thân mình. Không nên vì mọi người quá mức mà quên nhu cầu bản thân. Bạn phải hiểu rằng bản thân mình là quan trọng nhất. Nếu bạn không làm cho bản thân mình hài lòng thì không cách nào bạn có thể làm việc hiệu quả và khiến cho mọi người tin tưởng.

8.      Chịu trách nhiệm với chính bản thân mình. Đừng lãng phí chất xám của mình vào việc đổ lỗi cho người khác, hoặc cho rằng mình là nạn nhân của việc đó. Chính bạn phải biết làm chủ bản thân mình chứ không ai khác.

9.      Hãy tin tưởng vào những điều tốt đẹp nhất. Đừng tự khiến bản thân trở nên bi quan vì những điều tệ hại. Hãy nhớ rằng một thái độ tích cực tạo nên những hoàn cảnh tích cực.

10.  Nếu chưa chắc chắn, hãy hỏi lại. Đừng tự đánh đồng việc thiếu những thông tin phản hồi là một với việc nhận được những phản hồi tiêu cực. Nếu bạn cần phản hồi từ người khác, hãy hỏi ngay!

 CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA ENFP

Các ENFP rất nghiêm túc trong những mối quan hệ, tuy nhiên lại tiếp cận nó với nhiệt huyết và nỗ lực một cách hồn nhiên. Họ đòi hỏi và yêu cầu sự chân thành và sâu sắc trong các mối quan hệ, và họ sẽ cố gắng hết sức để khiến mọi việc như ý muốn. Họ rất nhiệt tình, chu đáo, đáng tin cậy, và luôn cố gắng nuôi dưỡng các mối quan hệ của mình. Họ có một khả năng giao tiếp cực tốt, và có khả năng truyền cảm hứng và giúp cho người khác bộc lộ hết năng lực mà họ có thể. Năng động và sôi nổi, ENFP rất hay đắm mình trong lửa đam mê cuồng nhiệt, và thường được đánh giá cao bởi sự nồng hậu chân thành và lý tưởng cao đẹp.

Điểm mạnh của ENFP

Những thế mạnh của ENFP sẽ được biểu lộ ra thông qua những vấn đề liên quan tới đối nhân xử thế :

  • Kĩ năng giao tiếp tốt.
  • Thấu hiểu suy nghĩ và động cơ của người khác.
  • Dùng nhiệt huyết và cảm hứng của mình giúp người khác đạt được kết quả tốt nhất.
  • Rất thân thiện và đáng tin cậy.
  • Vui tính, năng động và lạc quan.
  • Luôn có tư duy “cùng thắng”.
  • Luôn cố gắng đáp ứng nhu cầu của người khác.
  • Rất trung thành và luôn muốn cống hiến.

Điểm cần khắc phục của ENFP

Những điểm yếu của ENFP cũng sẽ được biểu lộ ra thông qua những vấn đề liên quan tới đối nhân xử thế :

  • Có xu hướng chìm đắm trong công việc.
  • Nhiệt huyết của họ đôi khi khiến họ trở nên không thực tế.
  • Không thích làm những việc tẻ nhạt như lau chùi, trả tiền hóa đơn…
  • Níu kéo một mối quan hệ đã trở nên tồi tệ.
  • Không thích tranh cãi.
  • Không thích bị phê bình.
  • Nhu cầu có một mối quan hệ hoàn hảo có thể khiến họ thay đổi những mối quan hệ của mình thường xuyên.
  • Rất dễ chán.
  • Khó khăn trong việc la mắng hoặc phạt người khác..

Bonus: Tóm Tắt Xu Hướng Tính Cách Theo Tên Gọi Từ Chữ Cái Của Nhóm:

ENFP: Hướng ngoại – Trực giác – Tình cảm – Linh hoạt

E -Bạn thuộc nhóm tính cách Hướng ngoại:

Bạn có tính cách hướng ngoại trong cuộc sống và khi hướng nghiệp. Thế mạnh của bạn là luôn chứng tỏ bản lĩnh dấn thân trước mọi người. Thông thường, bạn dám đối đầu với thử thách và ít lùi bước trước khó khăn hiện hữu. Xu hướng khẳng định bản thân là chủ đích của bạn khi đối diện với thực tại. Tính hướng ngoại đó còn giúp bạn có thêm nhiều thuận lợi trong giao tiếp: rộng bang giao, dễ chia sẻ, dễ tiếp cận và hội nhập với những điều mới lạ ở nhiều nơi, không gò bó trong khuôn khổ chật hẹp… Nó cũng giúp bạn dễ thành công khi làm những công việc ở bên ngoài, ở nơi chộn rộn đông đúc, ở những tụ điểm cần phải giao tiếp rộng với số đông.

Nhưng, thế yếu của bạn lại là thiếu chiều sâu trong nhận thức và tâm thức, dễ hời hợt và nông cạn. Nội lực của bạn có bề nổi mà thiếu bề dày của trí tuệ và thiếu cả độ sâu sắc của tâm hồn. Do đó, trong hướng nghiệp và cuộc đời, bạn có thể giỏi về chiến thuật khi giải quyết việc trước mắt, mà chưa thể tinh anh và sắc sảo về tầm nhìn chiến lược nếu phải tính đến chuyện lâu dài. Chẳng những thế, do thiếu chiều sâu nên bạn ít có những tư duy trừu tượng và sáng tạo mang tính đột phá trong công việc. Làm việc theo nhóm thì hăng say, nhưng làm việc một mình thì bạn ưa nản.

Một số ngành nghề phù hợp với tính cách hướng ngoại: Thông tin, truyền thông, văn hóa, du lịch, công tác xã hội, chính trị, ngoại giao, kinh doanh, marketing, nghệ thuật biểu diễn…

Lưu ý: Nếu kết quả chỉ số Hướng nội và Hướng ngoại xấp xỉ bằng nhau thì về cơ bản, bạn có một tính cách trung hòa giữa hướng ngoại và hướng nội. Điều này cũng tốt, có khi rất tốt cho nhiều lĩnh vực trong quan hệ và việc làm.

N – Cách thức tìm hiểu và nhận thức thế giới của bạn thiên về Trực giác:

Theo chủ nghĩa nhân văn, bạn là người có một bản lĩnh thông tuệ và giàu ý thức hướng tới những giá trị cao thượng, vượt trên cái tầm thường. Tính cách hướng thượng đó đem lại cho bạn sự thanh cao trong tâm hồn và nhiều hiệu quả trong công việc. Bạn dễ dàng chấp nhận thua thiệt trước mắt để theo đuổi được cái lợi lâu dài. Với sự tôn trọng ý thức hơn bản năng, bạn thường có khuynh hướng thiên về những giá trị tinh thần hơn hưởng thụ vật chất. Trong cuộc sống và cách nhìn thế giới, bạn coi trọng nhân nghĩa hơn tiền tài, tôn trọng cả quá khứ và tương lai chứ không chỉ chú trọng đến hiện tại. Trong giao tiếp, bạn dễ kết thân với người đôn hậu, giàu lòng vị tha.

Đặc biệt, nhờ khả năng tập trung cao độ, nhờ vốn sống được tích lũy bằng tâm hồn nhân văn, nhất là nhờ năng lực tư duy chiều sâu và trí tưởng tượng phong phú, bạn dễ dàng đạt tới những đỉnh cao sáng tạo trong công việc. Ý thức sáng tạo và khả năng sáng tạo bậc cao sẽ là những điểm tựa vững chắc giúp bạn vượt qua nhiều thử thách, tạo nên nhiều cống hiến có giá trị.

Tuy nhiên, nếu không biết dung hòa giữa trực giác và ý thức, giữa cảm quan và suy nghĩ để lợi dụng thế mạnh của mỗi bên, bạn có thể bị hẫng hụt trong cách giải quyết vấn đề. Trong nhiều trường hợp, nếu không điều chỉnh kịp thời về mặt cảm xúc, bạn có thể sa vào trạng thái vô cảm hoặc cực đoan trong nhận thức và cả trong hành động. Tại đó, bạn hơi coi nhẹ những giá trị thực tế, quá đề cao những siêu giá trị về lý tưởng và tâm hồn. Cũng tại đó, bạn có phần coi thường những cảm xúc đời thường và những ý vị từ hơi thở cuộc sống. Sự sáng tạo của bạn cũng thiếu bén rễ từ đây – một suối nguồn của nhịp sống và của tư duy chiều sâu, nên ảnh hưởng không ít đến thành quả sáng tạo của chính bạn.

Một số ngành nghề, công việc phù hợp với người nhận thức thông qua trực giác: Với khả năng trực giác cao, bạn nên theo các nhóm ngành cần tính sáng tạo, tư duy phản biện ví dụ: nghiên cứu khoa học (tự nhiên, xã hội), công nghệ, các ngành nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, định hướng chiến lược cho các công ty, tổ chức…

Lưu ý: Nếu kết quả các chỉ số trực giác và giác quan của bạn xấp xỉ bằng nhau thì về cơ bản, bạn có một tính cách trung hòa giữa trực giác và giác quan. Điều này cũng tương đối tốt ở mức độ bạn dễ tạo được sự cân bằng trong nhận thức, tránh chủ quan hoặc cực đoan khi đánh giá hay kiểm định một vấn đề.

F – Tình cảm thường ảnh hưởng đến các quyết định và lựa chọn của bạn:

Bạn sống thiên về tình cảm, giàu lòng vị tha, nhiều cảm xúc hướng thiện. Tâm hồn của bạn khá rộng mở về phía tha nhân và ngoại cảnh, khiến bạn dễ cảm thông với nhiều nghịch cảnh và cả sự trái ngang trong nhân tình thế thái. Trong nhiều trường hợp xử lý liên quan đến người và việc, bạn nghiêng về các giải pháp tình cảm nhiều hơn, giữ gìn mối quan hệ trước sau được tốt hơn. Sự đôn hậu là một điểm son trong tâm hồn bạn. Bạn dễ dàng chấp nhận khó khăn về mình, nhường sẻ thuận lợi cho người, kể cả người mình không ưa. Nhờ vậy, bạn được nhiều người ưa và thường giữ được lòng thanh thản, không mấy liên lụy đến những rắc rối linh tinh. Thế mạnh của bạn là giữ được tâm bình.

Tuy vậy, chính trong thế mạnh đó cũng thể hiện sự hẫng hụt của bạn mỗi khi bạn đi quá đà vì tình thương của bạn đã đặt không đúng chỗ hoặc đầu tư quá liều lượng. Sống tình cảm là rất quý, nhưng quá nghiêng về tình cảm lại là một sai lầm cực đoan và do đó dễ thất bại trong đối nhân xử thế và điều hành công việc. Nếu không giữ được thăng bằng giữa tình cảm và lý trí, bạn sẽ gặp tình trạng được người mà hỏng việc. Mà cái gọi là “được người” đó cũng chỉ tạm thời, chưa hẳn “được” một cách tích cực, vì họ chỉ thấy sự thiên vị mà không quán triệt nguyên tắc, chỉ thấy đạt tình mà không thấu lý.

Một số ngành nghề phù hợp với người sống thiên về tình cảm: Công tác xã hội, dịch vụ công, nghệ thuật, y tế sức khỏe…

Lưu ý: Nếu chỉ số Lý trí và Tình cảm của bạn xấp xỉ bằng nhau thì về cơ bản, bạn có một tính cách cân bằng giữa tình và lý, cương và nhu, kiên quyết và ôn hòa… Đương nhiên, điều này rất tốt trong nhiều trường hợp nhưng không phải tốt với mọi trường hợp. Vấn đề là phải cân nhắc, lựa chọn kỹ khi nào phải đặt lý lên trên, khi nào tình ở trên và khi nào phải dung hòa.

P – Linh hoạt là phong cách sống và làm việc của bạn:

Trái với người hay nguyên tắc cứng nhắc, bạn là người ưa linh hoạt uyển chuyển trong đối nhân xử thế, kể cả cách tiến hành công việc. Tại đó, không chỉ tính nhân văn đã lên đỉnh cao trong tâm hồn bạn, mà tính sáng tạo cũng lấp lánh trong trí tuệ minh mẫn của bạn. Cuộc sống và sự nghiệp luôn động, nên tính cách của bạn cũng biến chuyển theo những chiều kích đó. Vì vậy, thông thường, bạn không ưa rập khuôn. Mọi nguyên tắc đặt ra chỉ phù hợp với trạng thái tĩnh, rập khuôn và xơ cứng. Cho nên, bạn thường có tâm lý muốn thoát khỏi mọi sự gò bó và đơn điệu. Sức giải phóng cho tính sáng tạo của bạn nhờ đó mà được thăng hoa.

Bạn nhìn mỗi người và mỗi việc theo trạng thái động, rất biện chứng. Tính cách này khiến bạn độ lượng hơn, bao dung hơn, vị tha hơn. Nó cũng khiến bạn chủ động suy nghĩ tìm tòi những giải pháp (cả giải pháp tình thế lẫn giải pháp chiến lược) cho những yêu cầu cải tiến công việc, nhất là khi cần vượt qua khủng hoảng.

Tuy nhiên, bạn cũng nên biết dè chừng và cảnh giác. Bởi vì, tâm lý học nhân cách và tâm lý học sáng tạo đều cho thấy, tính linh hoạt là “con ngựa hay mà cũng là con ngựa chướng”. Nếu quá đà, tính linh hoạt sẽ biến thành “ngựa bất kham”, bạn khó làm chủ được nó, khiến nó tung tẩy phá cách, phá rào vô tội vạ, làm hỏng việc và hỏng cả hình ảnh sáng láng của bạn trước mọi người. Bởi thế, kỹ năng biết làm chủ cảm xúc, làm chủ trí tuệ, làm chủ tâm hồn trước mọi động thái linh hoạt và sáng tạo… vẫn là những bí quyết thành công của người biết thành nhân.

Một số ngành nghề phù hợp với tính cách linh hoạt: Du lịch, thông tin truyền thông, văn hóa, chính trị, ngoại giao, công tác xã hội, nghệ thuật…

Lưu ý : Nếu chỉ số Nguyên tắc và Linh hoạt của bạn xấp xỉ bằng nhau, thì về cơ bản, bạn có một khả năng điều chỉnh để đạt được sự cân bằng giữa tính linh hoạt và tính nguyên tắc. Theo đó, bạn biết tùy cơ ứng biến để khi nào thì phải thượng tôn nguyên tắc, khi nào lại cần đến sự linh hoạt, và khi nào phải vận dụng cả hai. Thông thường trong công việc, phải vận dụng kết hợp cả tính nguyên tắc và tính linh hoạt là tốt hơn cả.

Bí quyết giao tiếp với người ENFP:

 – Nói đến những điều sáng tạo, đầy hứng thú hay là các phương pháp mới để giải quyết khó khăn.

– Đừng lấn át họ với những thông tin và lập luận

– Hãy khiến mọi chuyên thoải mái, ấm áp và linh hoạt

© 2011 – 2012, https:. Luôn Tôn Trọng và Bảo Hộ mọi Tác Quyền như một lời cảm ơn!


Leave a Reply to Henry Long Nguyen Cancel reply

26 thoughts on “ENFP – The Inspirers – Người Truyền Cảm Hứng

      • ENFP

        Minh thay moi nhom deu se co mang mot chut con nguoi moi chung ta. Henry vẫn là “hoàng tử bóng đêm”. Mình muốn nói cảm ơn tới những bài viết của bạn, = Truyền Cảm Hứng, = Cho Đi.
        Khi “hiểu”+”ngộ”, bạn sẽ không còn là “hoàng tử bóng đêm” nữa.

      • huyền

        Anh Long Nguyen có lẽ là INTP chăng ? theo e ( ENFP ) cảm nhận là vậy … hì 🙂

  • Thutrinhnguyen93

    Đúng với mình từng câu từng chữ.Và không ít người xung quanh đã nhận xét mình như thế.

  • Hằng Nguyễn

    Cám ơn anh đã dịch và chia sẻ với mọi người. Bài viết của anh thực sự thực sự rất hữu ích với em ^^~
    Em chỉ có một điều muốn hỏi anh là người ta có thể nào thuộc cả 2 nhóm tính cách không hay 😕 Vì 72 câu hỏi khá chi tiết, nên có những câu hỏi em thấy khá phân vân khi chọn đáp án ( tại ko biết là mình thực sự hành động như thế hay mình nghĩ là mình hành động như thế :-?) Làm thử với cả 2 lựa chọn thì ra ENFP và ENFJ (đọc xong thì thấy cả 2 đều giống – giống đến mức bực mình và bật cười :)))

    Sở dĩ em băn khoăn là vì không biết nếu làm ra 2 nhóm tính cách khác nhau thì có khi nào 1 trong 2 nhóm là mình tự lừa mình không =))) ??
    Cám ơn anh rất nhiều nếu anh nhìn thất post này và giải đáp khúc mắc hộ em :>

  • My Pham

    Extravert(22%) iNtuitive(12%) Feeling(12%) Perceiving(11)%

    Lúc đầu em khá bất ngờ khi mình thuộc nhóm ENFP. Bất ngờ vì chữ E, bởi có vẻ như bề ngoài em là 1 ng` hướng ngoại nhưng bên trong lại là một người hướng nội. Nhưng tìm hiểu thêm thì thấy mọi thứ cg khá giống với con người mình 🙂

    Em có thể hỏi anh về ý nghĩa của những % trên đây dc ko? Vì em ko hiểu rõ lắm. VD: 22% có nghĩa là sự hướng ngoại mạnh hơn hướng nội 22%? Số % nhỏ nghĩa là tính cách cân bằng?

    Cám ơn anh rất nhiều.

  • Sury Sagittarius

    lúc làm trắc nghiệm này cũng chỉ là hứng thú nhất thời của em 🙂 tối qua có buổi seminer cung hoàng đạo của anh đúng ko ah? em đã đăng kí nhưng lại không đến được. em thấy rất tiếc nuối nên vào blog của anh xem 🙂 và em đã làm trắc nghiệm này thôi 🙂
    em thuộc nhóm ENFP 🙂 thực sự em thấy khá bất ngờ khi em thuộc nhóm này. vì em thấy em nhìn bề ngoài thì là cảm tưởng là một con người hướng ngoại nhưng thực sự cũng không hướng ngoại cho lắm. em cũng khá là suy tư ah 🙂 thêm nữa. em thấy nhiều điều cũng không thực sự đúng với bản thân mình (hay là bởi vì em chưa khám phá ra tiềm năng bản thân nhỉ ^^) giao tiếp không khả quan lắm, mà em thấy mình cũng có đủ thông minh đâu, toàn bị nói là ngốc à. nhưng mà dù sao em cũng rất cám ơn anh khi anh đã dịch và chia sẻ bài trắc nghiệm này 🙂 em có thể hỏi anh một điều được không ạ? Rằng anh có một phương pháp nào có thể tự khám phá năng lực cũng như con người thật của bản thân mình được không ạ?!
    p.s: em thấy câu hỏi hơi vớ vẩn 🙂 hihi. ah còn một điều nữa. em cũng rất hay coi mấy bài về cung hoàng đạo của anh 🙂 rất hay và cảm ơn anh rất nhiều !!

  • Hoa Le

    Cảm ơn … kết quả không quá bất ngờ nhưng cho mih hiểu hơn về bản thân – có những điều trước giờ ko hiểu nổi 🙂

  • Phạm Hồng Chiến

    Đọc bài của Long rất lâu rồi. Nhưng hôm nay mới comment để cảm ơn bạn vì đã chia sẻ. Mình biết những thông tin này lấy từ mbti.vn nhưng bạn đã tổng hợp và nâng cấp tốt hơn. Nhất là phần hướng dẫn làm trắc nghiệm miễn phí. Hi vọng rằng mỗi người chúng ta đều có thể “Hiểu mình hiểu người. Trăm trận trăm thắng”
    Theo đuổi đam mê và đạt được thành công. Thân./.