ESFJ – The Caregivers – Người Chăm Sóc


ESFJ: Hướng ngoại – Giác quan – Tình cảm – Nguyên tắc

Những người thuộc nhóm ESFJ có lối sống chủ đạo là cảm xúc hướng ngoại, tức là họ cảm nhận thế giới qua cảm xúc của mình và những điều đó được thế giới quan của họ phản ánh như thế nào.

Ngoài ra ESFJ còn có một lối sống thứ hai thiên về giác quan hướng nội, nghĩa là họ cảm nhận mọi việc qua năm giác quan của mình một cách cụ thể và rõ ràng.

MÔ TẢ CHUNG:

Là người bảo trợ  cho các buổi lễ sinh nhật, hội hè, … ESFJ yêu thích các cuộc vui. Họ rất thích tham gia các buổi lễ hội truyền thống và sẵn sàng đứng ra tổ chức.

Khi tất cả mọi người đều ngang hàng với nhau, ESFJ thích đứng ra nhận trách nhiệm. Họ có nhìn ra vấn đề một cách rõ ràng, phân công công việc một cách dễ dàng, làm việc chăm chỉ, và vui chơi bằng tất cả sự đam mê.

ESFJ, cũng như các SJ khác, rất tôn trọng và tin tưởng những người lớn tuổi, giàu kinh nghiệm hoặc có thâm niên. Họ rất tận tâm giúp đỡ người khác và cũng cho rằng người khác sẽ sẵn sàng giúp đỡ họ.

ESFJ rất dễ bị tổn thương. Và khi họ bị tổn thương, họ không thể đè nén cảm xúc. Họ là những người rất dễ mến và thân thiện, nhưng không kiềm chế được khi bị làm phật ý hoặc không hài lòng. Một số ESFJ có thể định hướng những cảm xúc mạnh mẽ này để cho ra những màn trình diễn “để đời” trên sân khấu hoặc trên màn bạc.

ESFJ cũng hay bị thiêu đốt bởi các cảm xúc mạnh mẽ và mâu thuẫn. Cảm giác về đúng sai của họ bị giằng xé bởi lòng nhân từ và bác ái. Cảnh tượng ESFJ tự đấu tranh với chính bản thân rất đáng chú ý. Mỗi khi cần có quyết định (nhất là khi quyết định đó tạo ra mâu thuẫn, xung đột), đảm bảo sẽ có một cuộc đấu tranh giữa các giá trị đúng/sai bên trong ESFJ. Đầu tiên là một quyết định “vững chắc” dựa trên lẽ phải, sau đó đổi thành một quyết định dựa trên quan điểm thận trọng đề đề phòng các thái độ thù địch…

ESFJ cảm thấy nguy hiểm ở khắp nơi – vi trùng, thời tiết, tật xấu trong con người, tính xảo quyệt – tất cả đều đáng nghi ngờ : ESFJ là những người siêu cảnh giác. Nhờ những đức tính này ESFJ có thể cực kỳ thành công trong ngành y tế hoặc giáo dục ở bậc tiểu học.


ESFJ rất thương người. Họ rất thân thiện và ấm áp. Họ sử dụng hai tính cách “Cảm xúc” và “Phán xét” để lấy những thông tin đặc biệt và chi tiết từ người khác và chuyển chúng thành những phán xét hỗ trợ. Họ có khả năng đặc biệt có thể làm bộc lộ được những mặt tốt của người khác. Họ nhanh chóng hiểu người khác nghĩ gì cũng như nắm bắt được ý kiến của mọi người. Mong muốn được yêu quí và có được những điều tốt đẹp đã thúc đẩy ESFJ nhiệt tình giúp đỡ mọi người. Mọi người muốn ở quanh ESFJ, bởi ESFJ có một khả năng đặc biệt là luôn làm cho người khác có ấn tượng tốt về mình.

ESFJ là người có trách nhiệm cao và luôn độc lập trong mọi việc. Họ đề cao sự an toàn và ổn định, và luôn quan tâm đến những điều chi tiết nhất trong cuộc sống. Họ nhìn thấy được những gì cần phải làm, và sẽ làm mọi thứ để đảm bảo công việc đó được hoàn tất. Họ có hứng thú cũng như rất thành thạo khi làm những công việc này.

ESFJ rất ấm áp và tràn đầy năng lượng. Họ cần sự ủng hộ từ mọi người để cảm thấy tự hào về chính mình. Họ cảm thấy đau buồn khi nhận được sự thờ ơ và bản thân họ không hiểu tại sao con người lại tàn nhẫn với nhau. Họ là người luôn biết cho đi và một khi thấy người khác hạnh phúc, họ sẽ cảm thấy tự mình vui vẻ và thỏa mãn. Họ muốn bản thân mình và những gì mình cho đi được trân trọng và được đánh giá cao. Họ luôn nhạy cảm với mọi người, và sẵn sàng cho đi sự quan tâm thiết thực. ESFJ là mẫu người điển hình của sự quan tâm, và họ sẽ gặp khó khăn trong việc nhìn ra hoặc chấp nhận sự thật không tốt về những người mà họ luôn dành nhiều tình cảm.

Bị cảm xúc chi phối tính cách của mình, ESFJ luôn chú trọng việc thấu hiểu người khác. Họ có nhu cầu rất mạnh mẽ muốn được yêu thương và muốn được ở vị trí quản lý. Họ rất nhạy cảm trong việc thấu hiểu người khác, và họ thường thay đổi cách cư xử của mình để làm hài lòng hơn với những người ngay lúc đó đang ở bên cạnh họ.

Hệ thống giá trị của ESFJ được xác định rõ ràng. Họ thường có những ý tưởng chính xác về mọi việc nên như thế nào, và không ngần ngại bày tỏ ý kiến của mình. Tuy vậy, hệ thống giá trị và đạo đức được họ đặt nặng lên thế giới bên ngoài hơn là đặt lên hệ thống giá trị của riêng họ. Có thể họ có một hệ thống luân thường đạo lý của riêng mình, nhưng nó lại được hình thành từ cộng đồng xung quanh hơn là những giá trị của chính họ.

Những ESFJ được lớn lên và nuôi dạy trong một môi trường với hệ thống giá trị đạo đức tinh túy sẽ là những con người nhân hậu, có tâm hồn rộng lượng và sẵn sàng cho bạn tất cả những gì họ có mà không phải đắn đo gì. Lòng vị tha của họ luôn chân thành và thuần khiết. Những ESFJ không có cơ hội phát triển những giá trị của riêng mình dựa trên những nguyên tắc của thế giới bên ngoài có thể sẽ tạo ra và phát triển những nguyên tắc có vấn đề. Trong những trường hợp như vậy, hầu hết ESFJ thường tin vào những giá trị lệch lạc của họ. Họ không hề có sự hiểu biết gì về những giá trị có thể giúp họ tốt hơn. Trong trường hợp phải cân nhắc những giá trị của mình để ra quyết định, họ sẽ tìm thấy nhiều hỗ trợ cho bất kì sự vi phạm về đạo đức nào mà họ muốn bào chữa. Những ESFJ này thật sự nguy hiểm. Cảm xúc hướng ngoại dẫn dắt họ làm chủ cảm xúc và hành động, còn sự thiếu hụt trực giác ngăn cản họ nhìn nhận vấn đề một cách bao quát. Họ thường rất nổi tiếng và giỏi giao tiếp với mọi người, cũng như giỏi lôi kéo người khác. Không giống người anh em ENFJ, họ không có được trực giác để hiểu được hệ quả của hành động mình gây ra. Họ có xu hướng lôi kéo người khác để đạt được kết quả mình mong muốn, ngay cả khi họ tin rằng mình đang làm theo một hệ thống chuẩn mực đạo đức.

Tất cả ESFJ đều có xu hướng tự nhiên trong việc muốn điều khiển được môi trường xung quanh mình. Ưu thế về cảm xúc hướng ngoại của họ đòi hỏi một kết cấu và tổ chức chặt chẽ, cũng như sự kín đáo. ESFJ hầu hết đều thích hợp với môi trường làm việc có trật tự. Họ không thích làm những công việc trừu tượng, có những định nghĩa lý thuyết, hoặc những phân tích chung chung. Trong cuộc sống của mình, ESFJ nên lưu ý việc muốn điều khiển những người không thích bị người khác quản lí.

ESFJ tôn trọng và tin tưởng luật lệ của chính quyền, và họ nghĩ những người khác cũng nên như vậy. Họ theo truyền thống và thích làm theo lề thói cũ hơn là mạo hiểm theo phương cách mới. Nhu cầu được an toàn đẩy đưa họ chấp nhận và tuyệt đối tuân theo những chính sách của hệ thống luật pháp có sẵn. Điều này làm họ đôi khi mù quáng tuân theo luật mà không cần đặt nghi vấn hoặc hiểu chút gì về chúng.

Những ESFJ lớn lên trong môi trường phát triển kém lí tưởng thường dễ dao động, tất cả những gì họ chú tâm là làm sao để người khác hài lòng. Họ cũng có thể rất tự chủ, hoặc quá nhạy cảm và tưởng tượng ra những ý định xấu dù mọi thứ chẳng có gì.

ESFJ thường gắn với nhiều đặc điểm liên quan đến người phụ nữ trong xã hội của chúng ta. Tuy nhiên, những người đàn ông ESFJ lại thường không xuất hiện với dáng vẻ phụ nữ. Ngược lại, ESFJ luôn nhận thức được vai trò của nam giới cũng như phụ nữ và họ sẽ làm đúng với vai trò của mình trong xã hội này. Những ESFJ nam giới rất nam tính (mặc dù vẫn khá nhạy cảm khi bạn đã khá hiểu họ) và phụ nữ ESFJ cũng rất nữ tính.

ESFJ luôn ấm áp, cảm thông, hay giúp đỡ, hợp tác, khéo léo, thực tế, thấu đáo, kiên định, có tổ chức, nhiệt tình và tràn đầy năng lượng. Họ thích truyền thống và sự an ninh, tìm kiếm sự cân bằng trong cuộc sống mà họ có thể giao thiệp và giữ liên lạc với bạn bè và gia đình.

Các ESFJ nổi tiếng

William J. Clinton – Tổng thống Mỹ

Desi Arnaz – Nhạc sĩ, diễn viên và nhà biên tập phim

Mary Tyler Moore – Diễn viên nữ nổi tiếng

Dixie Carter – Diễn viên nữ nổi tiếng

Nancy Kerrigan – Diễn viên trượt băng nghệ thuật nổi tiếng

ESFJ VÀ SỰ NGHIỆP

Cho dù bạn là một thanh niên đang tìm kiếm chỗ đứng trong xã hội, hay một người trưởng thành đang muốn biết xem mình đang đi đúng hướng hay không, thì điều quan trọng là bạn hiểu chính mình và những đặc điểm tính cách có khả năng tác động đến sự thành công hay thất bại của bạn trong những ngành nghề khác nhau. Và cũng không kém phần quan trọng là bạn hiểu được điều gì là thực sự có ý nghĩa đối với bạn. Khi được trang bị những hiểu biết về các điểm mạnh và điểm yếu của mình cùng với sự nhận thức về điều mà bạn thực sự coi trọng, thì bạn đang ở trong một tâm thế rất tốt để chọn cho mình một nghề nghiệp mà bạn cảm thấy xứng đáng.

Các ESFJ thường có một số nét đặc trưng sau:

  • Có tổ chức.
  • Trung thành.
  • Đáng tin cậy.
  • Thích sáng tạo trật tự, cấu trúc và thời khóa biểu.
  • Thích gây ảnh hưởng với những người khác.
  • Ấm áp và dễ cảm thông.
  • Có xu hướng ưu tiên nhu cầu của người khác.
  • Rất thạo việc chăm sóc người khác.
  • Rất hợp tác, là một thành viên tốt khi làm việc nhóm.
  • Thực tế.
  • Đề cao cuộc sống an toàn và thanh bình.
  • Thích sự đang dạng, làm tốt những công việc thường.
  • Cần sự chấp nhận của người khác.
  • Cảm thấy hài lòng khi cho đi.
  • Sống thực tế – không thích những gì thuộc về tương lai.

ESFJ thường có hai đặc điểm chính có thể giúp họ tìm ra hướng đi đúng cho mình: 1) họ cực kì có tổ chức và thích sáng tạo sự trật tự, và 2) họ cảm thấy hài lòng khi cho đi và giúp đỡ người khác. Vì vậy, họ sẽ làm tốt những công việc liên quan đến sáng tạo hoặc duy trì sự trật tự và cấu trúc, và họ sẽ cảm thấy thoải mái nhất khi làm những công việc phục vụ mọi người.

Danh sách nghề nghiệp dưới đây được tạo ra dựa trên những cảm nhận về nghề nghiệp mà chúng tôi nghĩ rằng sẽ thích hợp cho một ESFJ. Mục đích của nó là cho bạn một sự tham khảo chứ không phải là một bản danh sách chi tiết. Không có bất cứ một cam kết nào chứng tỏ rằng những sự nghiệp dưới đây sẽ phù hợp với bạn, bên cạnh đó cũng có thể sự nghiệp thích hợp nhất đối với bạn cũng nằm trong danh sách này.

Những gợi ý nghề nghiệp phù hợp với ESFJ:

  • Kinh doanh hộ gia đình
  • Y tá
  • Giáo viên
  • Lãnh đạo
  • Chăm sóc trẻ em
  • Chăm sóc sức khỏe tại gia
  • Tăng lữ hoặc những việc liên quan đến tôn giáp
  • Trưởng phòng
  • Cố vấn/ Công tác xã hội
  • Thủ thư/ Kế toán
  • Trợ lí giám đốc

PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CỦA ESFJ
10 NGUYÊN TẮC ĐỂ ĐẠT THÀNH CÔNG

1. Trau dồi ưu điểm của mình! Hãy để khả năng chăm sóc và cho đi trời phú của mình lan tỏa ra thế giới bên ngoài, hãy cho cả thế giới biết về món quà trời phú này của bạn. Hãy cho phép mình có được cơ hội chăm sóc và phát triển gia đình và nơi làm việc của bạn, những việc mà sẽ đem lại những giá trị cho bản thân bạn và cả những người khác nữa. Hãy tìm công việc hoặc sở thích nào đó cho phép bạn nhận ra được sức mạnh của mình.

2. Đối mặt với điểm yếu của mình! Bạn nên biết và chấp nhận rằng có những việc sẽ không bao giờ được như mong muốn. Hãy hiểu rằng những người khác cần nhìn nhận thế giới theo cách riêng của họ. Đối mặt và giải quyết với những bất hòa hoặc sự khác biệt của người khác không có nghĩa bạn phải thay đổi bản thân, điều đó có nghĩa bạn cho phép mình có cơ hội trưởng thành. Bằng cách đối mặt với yếu điểm của mình, bạn đang thể hiện sự tôn trọng bản thân mình cũng như tôn trọng những người khác.

3. Hãy khám phá thế giới của người khác. Đừng để bản thân lầm tưởng rằng bạn luôn biết rõ điều gì là tốt đẹp cho những người xung quanh. Hãy mở cửa trái tim để đón nhận cơ hội thấu hiểu nhu cầu thật sự của họ, thông qua việc nhìn nhận rằng cách họ nhìn thế giới này cũng rất đúng đắn nhưng lại có thể khác với cách nhìn của bạn.

4. Đừng quá hấp tấp. Hãy để mọi việc diễn ra tự nhiên trước khi bạn phán xét nó, và cho phép người khác khám phá ra điều gì tốt nhất cho họ trong khi bạn cố gắng tìm hiểu tất cả những thay đổi và những hoàn cảnh bất ngờ.

5. Hãy nhìn nhận thế giới một cách tỉ mỉ. Hãy nhớ rằng, mọi việc thường không như bề ngoài của nó. Bạn cần phải nhìn sâu vào bên trong để khám phá ra sự thật, đặc biệt trong trường hợp mà bạn cảm thấy chắc chắn với quyết định đầu tiên của mình. Ẩn sâu bên trong mọi việc có rất nhiều tầng ý nghĩa và sự thật mà bạn cần khám phá.

6. Thử để người khác gánh vác một phần công việc. Bằng cách để người khác đưa ra ý kiến riêng của mình, bạn không chỉ có thể điều khiển được mọi việc mà còn công nhận họ như một phần cuộc sống của bạn. Hãy nhớ rằng, sẽ tốt hơn nếu bạn giúp người khác hiểu được ý kiến của bạn hơn là để họ không biết gì cả.

7. Chịu trách nhiệm trước những người khác. Hãy nhớ rằng họ cần hiểu bạn và chính bạn cũng vậy. Bày tỏ ý kiến về sự ngờ vực và những khó khăn cũng như những lí do của mình để họ có thể trở thành người bạn đồng hành của bạn trên con đường đạt được mục tiêu.

8. Đừng tự nhốt mình. Ở trong vùng an toàn của mình, suy cho cùng rồi cũng sẽ tự chuốc lấy thất bại. Hãy biến chuỗi ngày của mình là những ngày mà bạn bước ra thế giới ngoài kia và khám phá ra được nhiều điều hay. Điều này sẽ giúp bạn mở rộng sự hiểu biết và chú trọng những ý tưởng cũng như cơ hội mới.

9. Hãy tin tưởng vào những điều tốt đẹp nhất. Đừng đợi người khác làm theo ý bạn. Mỗi người đều có giá trị riêng, cũng như hoàn cảnh đều có thể trở thành điều tốt đẹp. Nếu tin vào điều này, bạn sẽ tìm được cách biến nó thành sự thật.

10. Nếu chưa chắc chắn, hãy hỏi lại. Đừng tự đánh đồng việc thiếu những thông tin phản hồi là một với việc nhận được những phản hồi tiêu cực. Nếu bạn cần phản hồi từ người khác, hãy hỏi ngay!

ESFJ VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ

ESFJ sống rất tình cảm và luôn đánh giá cao những mối quan hệ thân thiết cá nhân. Họ luôn muốn phục vụ người khác, và hạnh phúc của riêng họ là được thấy những người thân yêu bên cạnh mình sống vui vẻ. Họ được đánh giá cao bởi sự ấm áp chân thành và bản chất quan tâm của mình, cũng như khả năng đặc biệt có thể phát triển những mặt tốt nhất của người khác. Họ thường không giỏi giải quyết xung đột, nhưng thường có xu hướng rất điềm tĩnh và thuyết phục. Những mối quan hệ được đặt làm trọng tâm trong cuộc sống của họ, và họ luôn nỗ lực hết mình để phát triển và duy trì những mối quan hệ cá nhân. Họ cũng mong muốn có được điều này từ những người khác.

Điểm mạnh của ESFJ

  • Nỗ lực và cố gắng không ngừng để hoàn thành nghĩa vụ và bổn phận của mình.
  • Bản chất của họ là ấm áp, thân thiện và luôn hỗ trợ người khác.
  • Thích giúp đỡ người khác.
  • Luôn nghiêm túc trong mọi mối quan hệ, và tìm kiếm mối quan hệ lâu dài.
  • Trách nghiệm và thực tế, có thể nhờ họ lo việc chăm sóc hàng ngày.
  • Lạc quan và được mọi người biết đến, họ thường rất quyến rũ.
  • Giỏi quản lí tiền bạc.
  • Có tư tưởng truyền thống và hướng về cội nguồn, họ là người thường tổ chức những sự kiện truyền thống đặc biệt của gia đình.

Điểm yếu của ESFJ

  • Thường không linh hoạt trước những hay đổi hoặc khi chuyển đến nơi khác sống.
  • Không thích xung đột và phê phán.
  • Cần nhiều sự khẳng định để cảm thấy hài lòng về bản thân.
  • Quá coi trọng danh vọng và quá quan tâm đến cách mọi người nhìn mình.
  • Gặp khó khăn khi chấp nhận một mối quan hệ tan vỡ, và luôn tự cho đó là lỗi của mình.
  • Khó chấp nhận những mặt tiêu cực của những người thân bên cạnh họ.
  • Ít chú ý đến những nhu cầu cá nhân, luôn tự hy sinh vì người khác.
  • Có thể có xu hướng làm những điều sai trái để có được thứ họ muốn.

Bonus: Tóm Tắt Xu Hướng Tính Cách Theo Tên Gọi Từ Chữ Cái Của Nhóm:

ESFJ: Hướng ngoại – Giác quan – Tình cảm – Nguyên tắc

E – Bạn thuộc nhóm tính cách Hướng ngoại:

Bạn có tính cách hướng ngoại trong cuộc sống và khi hướng nghiệp. Thế mạnh của bạn là luôn chứng tỏ bản lĩnh dấn thân trước mọi người. Thông thường, bạn dám đối đầu với thử thách và ít lùi bước trước khó khăn hiện hữu. Xu hướng khẳng định bản thân là chủ đích của bạn khi đối diện với thực tại. Tính hướng ngoại đó còn giúp bạn có thêm nhiều thuận lợi trong giao tiếp: rộng bang giao, dễ chia sẻ, dễ tiếp cận và hội nhập với những điều mới lạ ở nhiều nơi, không gò bó trong khuôn khổ chật hẹp… Nó cũng giúp bạn dễ thành công khi làm những công việc ở bên ngoài, ở nơi chộn rộn đông đúc, ở những tụ điểm cần phải giao tiếp rộng với số đông.

Nhưng, thế yếu của bạn lại là thiếu chiều sâu trong nhận thức và tâm thức, dễ hời hợt và nông cạn. Nội lực của bạn có bề nổi mà thiếu bề dày của trí tuệ và thiếu cả độ sâu sắc của tâm hồn. Do đó, trong hướng nghiệp và cuộc đời, bạn có thể giỏi về chiến thuật khi giải quyết việc trước mắt, mà chưa thể tinh anh và sắc sảo về tầm nhìn chiến lược nếu phải tính đến chuyện lâu dài. Chẳng những thế, do thiếu chiều sâu nên bạn ít có những tư duy trừu tượng và sáng tạo mang tính đột phá trong công việc. Làm việc theo nhóm thì hăng say, nhưng làm việc một mình thì bạn ưa nản.

Một số ngành nghề phù hợp với tính cách hướng ngoại: Thông tin, truyền thông, văn hóa, du lịch, công tác xã hội, chính trị, ngoại giao, kinh doanh, marketing, nghệ thuật biểu diễn…

Lưu ý:Nếu kết quả chỉ số Hướng nội và Hướng ngoại xấp xỉ bằng nhau thì về cơ bản, bạn có một tính cách trung hòa giữa hướng ngoại và hướng nội. Điều này cũng tốt, có khi rất tốt cho nhiều lĩnh vực trong quan hệ và việc làm.

S – Cách thức tìm hiểu và nhận thức thế giới của bạn thiên về Giác quan:

Bạn là người rất thực tế, không chỉ giàu óc thực tế mà chủ yếu là lấy thực tế làm phương châm sống của mình. Đây là một điểm mạnh trong tính cách của bạn, bạn không thích sự mơ hồ và huyền ảo, càng không thích những lý thuyết xa vời hay sự hứa hẹn viễn vông. Với bạn, chỉ có thực tiễn sống động là câu trả lời đáng tin nhất. Bởi thế, bạn thường lao vào làm việc hơn đọc sách, thích lăn lộn ở hiện trường hơn ngồi một chỗ để nghiên cứu. Nếu phải nghiên cứu khảo sát, bạn thiên về định lượng hơn định tính khi kiểm định một vấn đề.

Tuy nhiên, bạn chưa thấy rõ mình đang non yếu về năng lực tư duy chiều sâu, nhất là về ý thức nhìn xa trông rộng. Tuy khá mạnh về chiến thuật xử lý trong công việc, nhưng bạn thiếu hẳn một tầm nhìn chiến lược. Bởi thế, bạn dễ dành được những cái lợi trước mắt, nhưng bị tổn thất những lợi ích lâu dài, mà chính cái lợi lâu dài mới là cơ bản. Mặt khác, do tầm nhìn hạn hẹp và thiếu ý thức chiều sâu nên bạn khó thấy được những bài học sai lầm của quá khứ hoặc những định hướng cao đẹp của tương lai. Điều đó khiến bạn không có một căn bản để lấy đà khi cần tiến xa. Hơn thế, bạn thiếu luôn cả óc tưởng tượng sáng tạo khi cần phải hoạch định công việc hay xử lý một vấn đề mang tầm vĩ mô.

Một số ngành nghề phù hợp với người nhận thức thiên về giác quan: Các ngành nghề kỹ thuật, các nghề thợ, nhân viên văn phòng…

Lưu ý:Nếu kết quả các chỉ số trực giác và giác quan của bạn xấp xỉ bằng nhau thì về cơ bản, bạn có một tính cách trung hòa giữa trực giác và giác quan. Điều này cũng tương đối tốt ở mức độ bạn dễ tạo được sự cân bằng trong nhận thức, tránh chủ quan hoặc cực đoan khi đánh giá hay kiểm định một vấn đề.

F – Tình cảm thường ảnh hưởng đến các quyết định và lựa chọn của bạn:

Bạn sống thiên về tình cảm, giàu lòng vị tha, nhiều cảm xúc hướng thiện. Tâm hồn của bạn khá rộng mở về phía tha nhân và ngoại cảnh, khiến bạn dễ cảm thông với nhiều nghịch cảnh và cả sự trái ngang trong nhân tình thế thái. Trong nhiều trường hợp xử lý liên quan đến người và việc, bạn nghiêng về các giải pháp tình cảm nhiều hơn, giữ gìn mối quan hệ trước sau được tốt hơn. Sự đôn hậu là một điểm son trong tâm hồn bạn. Bạn dễ dàng chấp nhận khó khăn về mình, nhường sẻ thuận lợi cho người, kể cả người mình không ưa. Nhờ vậy, bạn được nhiều người ưa và thường giữ được lòng thanh thản, không mấy liên lụy đến những rắc rối linh tinh. Thế mạnh của bạn là giữ được tâm bình.

Tuy vậy, chính trong thế mạnh đó cũng thể hiện sự hẫng hụt của bạn mỗi khi bạn đi quá đà vì tình thương của bạn đã đặt không đúng chỗ hoặc đầu tư quá liều lượng. Sống tình cảm là rất quý, nhưng quá nghiêng về tình cảm lại là một sai lầm cực đoan và do đó dễ thất bại trong đối nhân xử thế và điều hành công việc. Nếu không giữ được thăng bằng giữa tình cảm và lý trí, bạn sẽ gặp tình trạng được người mà hỏng việc. Mà cái gọi là “được người” đó cũng chỉ tạm thời, chưa hẳn “được” một cách tích cực, vì họ chỉ thấy sự thiên vị mà không quán triệt nguyên tắc, chỉ thấy đạt tình mà không thấu lý.

Một số ngành nghề phù hợp với người sống thiên về tình cảm: Công tác xã hội, dịch vụ công, nghệ thuật, y tế sức khỏe…

Lưu ý:Nếu chỉ số Lý trí và Tình cảm của bạn xấp xỉ bằng nhau thì về cơ bản, bạn có một tính cách cân bằng giữa tình và lý, cương và nhu, kiên quyết và ôn hòa… Đương nhiên, điều này rất tốt trong nhiều trường hợp nhưng không phải tốt với mọi trường hợp. Vấn đề là phải cân nhắc, lựa chọn kỹ khi nào phải đặt lý lên trên, khi nào tình ở trên và khi nào phải dung hòa.

J – Nguyên tắc là phong cách sống và làm việc của bạn:

Tính nguyên tắc bất di bất dịch thường là “hòn đá tảng” trong thái độ sống và phong cách sống của bạn. Bạn lấy nguyên tắc và mọi quy phạm làm tiêu chí hàng đầu để lựa chọn cách ứng xử trước mọi tình huống, mọi típ người và mọi công việc. Cho nên, với nhiều trường hợp, bạn đã rất thành công vì được việc. Trong cuộc sống và sự nghiệp, một tính cách biết tôn trọng nguyên tắc là một tính cách mạnh, thể hiện một bản lĩnh vững vàng trước nhiều thử thách cam go. Nhờ tính cách này, bạn sẵn sàng nói không với cái xấu, hơn thế, bạn có sức đề kháng với sự tấn công của môi trường xấu và nhiều cạm bẫy. Cũng nhờ đó, bạn đã tự vượt lên chính mình, tự chiến thắng mình trong khi nhiều người khác không được vậy.

Tuy thế, nếu quá đà và nhất là nếu không đủ tỉnh táo, bạn dễ trở nên cực đoan, xơ cứng với cách tuân thủ máy móc, ứng xử máy móc, giải quyết máy móc theo những khuôn mẫu máy móc của mọi nguyên tắc vốn dĩ nó mang tính chất lạnh lùng! Nếu nguyên tắc là khuôn vàng thước ngọc thì cũng có những loại thước đo ngoài khuôn vàng đó ít lạnh lùng hơn, có tính “ấm êm và mềm mại” hơn. Nghĩa là, bên cạnh những nguyên tắc xơ cứng (có khi rất chuẩn) của sự đời, vẫn có những cách nghĩ và cách làm uyển chuyển hơn, dịu dàng hơn mà vẫn bảo tồn được cái hay của nhiều phía. Đó là tính nhân văn khi vận dụng nguyên tắc. Trong khoa học về sáng tạo, người ta gọi đó là tùy cơ ứng biến. Trong tâm lý học ứng dụng, gọi đó là sự linh hoạt.

Một số ngành nghề phù hợp với phong cách sống nguyên tắc: Nghiên cứu khoa học, các ngành kỹ thuật, quân sự, an ninh, quản lý/ kinh tế/ tài chính…

Lưu ý :Nếu chỉ số Nguyên tắc và Linh hoạt của bạn xấp xỉ bằng nhau, thì về cơ bản, bạn có một khả năng điều chỉnh để đạt được sự cân bằng giữa tính linh hoạt và tính nguyên tắc. Theo đó, bạn biết tùy cơ ứng biến để khi nào thì phải thượng tôn nguyên tắc, khi nào lại cần đến sự linh hoạt, và khi nào phải vận dụng cả hai. Thông thường trong công việc, phải vận dụng kết hợp cả tính nguyên tắc và tính linh hoạt là tốt hơn cả.

Bí quyết giao tiếp với người ESFJ:

– Tôn trọng cảm nhận của họ! Nhìn thẳng vào mắt họ và trả lời câu hỏi của họ

– Hãy nói với nhau những điều đã được thỏa thuận trước

– Trình bày sự việc rõ ràng và cụ thể – liệt kê ra các bước để thực hiện nếu cần thiết

© 2011 – 2012, https:. Luôn Tôn Trọng và Bảo Hộ mọi Tác Quyền như một lời cảm ơn!


Leave a Reply to Jen862011 Cancel reply

5 thoughts on “ESFJ – The Caregivers – Người Chăm Sóc

  • Orange Juice9892

    Mình đọc và cảm thấy đúng đến 98%, quả thật là mình rất thích chăm sóc người khác, và mình làm khá tốt. Mình thích đc khen ngợi, đc mọi ng quan tâm, và chả bao giờ thắc mắc về luật lệ, vì sao lại như thế,cũng rất thực tế, và có xu hướng thuyết phục ng khác đi theo ý muốn của mình… Duy nhất 1 chỗ là mình ko giỏi (hay là ko muốn nhỉ) bộc lộ cảm xúc của bản thân, có lẽ cái này là kinh nghiệm đc rút ra từ nhiều lần rắc rối vì nét biểu cảm trên gương mặt quá rõ…Mình đang dần học cách luôn bình tĩnh, bình thản trong mọi tình huống….

    Cảm ơn Bạn nhé vì bài viết rất hữu ích. 

  • Jen862011

    thanks chủ nhân của bài viết này.mình thấy rất đúng với bản thân, bây giờ mình không biết cách thế nào để có thể dễ dàng bộc lộ cảm xúc cho mọi người đặc biệt là những người mình yêu thương,,,điều đó thật khó khăn….pạn nhỉ

  • Thanhthao_0128220

    hay qua, y chang minh lun, cam on anh henry nhe.! nhieu khi cung uoc minh song bot tinh cam di de do rac roi, gay thiet hai cho ban than.