ESTP – The Doers – Người Năng Động


ESTP: Hướng ngoại – Giác quan – Lý trí – Linh hoạt

Những người thuộc nhóm ESTP có lối sống chủ đạo là giác quan hướng ngoại, họ cảm thụ thế giới thông qua năm giác quan một cách cụ thể và rõ ràng.

Ngoài ra, ESTP còn có một lối sống thứ hai là tư duy hướng nội, họ biết suy nghĩ một cách lý trí và hợp lý.

MÔ TẢ CHUNG:

ESTP là những người nhanh nhẹn, hoạt bát. ESTP tìm thấy sự thỏa mãn khi được hành động theo bốc đồng của họ. Các họat động gắng liền với sức mạnh, tốc độ, nguy hiểm … thu hút họ. Sự thiếu vắng chúng một thời gian dài làm cho ESTP cảm thấy như bị “chết trong lòng”.

Đối đầu trực tiếp là điểm mạnh của ESTP. Dường như họ sinh ra là để trở thành người đứng đầu trong các cuộc cạnh tranh, thi đua. P.T Barnum giải thích khả năng của ESTP: Gần như theo bản năng, ESTP tìm kiếm những dấu hiệu, cử chỉ về điểm yếu của đối tượng. Một khi đã biết, anh ta chờ đợi đến đúng thời điểm thích hợp để tung ra đòn quyết định và giành thắng lợi.

Khá kỳ lạ là ESTP dường như thực sự khâm phục những người có thể đánh bại được họ. “Ngay cả khi trình độ của tôi khá hơn, tôi cũng chịu thua” Một ESTP thừa nhận như vậy sau thất bại. Anh ta khâm phục sức mạnh của anh ta và người khác.

“Hiệu ứng shock” là một kỹ thuật ưa thích của ESTP để thu hút sự chú ý của người khác. ESTP yêu thích được là trung tâm sự chú ý, biểu diễn các khả năng và lòng can đảm của mình.


ESTP có tính cách thân thiện, thẳng thắn. Dễ hào hứng và phấn khích, ESTP là những người sống trong thế giới của hành động. Với bản tính thích xông pha và mạo hiểm, họ sẵn sàng lăn xả vào công việc. Họ sống với hiện tại, và thường không đặt nặng vấn đề xem xét cảm xúc bản thân cũng như những vấn đề lý thuyết. Họ nhìn vào bản chất của vấn đề, nhanh chóng quyết định nên làm gì, giải quyết nhanh chóng và tiếp tục làm công việc khác.

ESTP có khả năng đặc biệt trong việc nắm bắt thái độ và động cơ của người khác. Họ thu nhặt các thông tin mà đa số những người khác không để ý đến, điển hình là nét mặt và thái độ. Họ thường đi trước những người đang tiếp xúc với họ và ESTP sử dụng khả năng này của họ để có được cái họ muốn. Quy tắc và luật lệ được họ xem như nguyên tắc để tham khảo trong ứng xử hơn là một điều bắt buộc. Nếu một ESTP đã quyết định làm điều gì đó thì họ sẽ theo nó đến cùng, kể cả khi phải vượt qua luật lệ. Tuy nhiên, ESTP có niềm tin mạnh mẽ vào việc đúng sai của vấn đề, và họ sẽ kiên trì làm theo nguyên tắc của mình. ESTP không quan tâm lắm đến những luật lệ xã hội, bởi vì bản tính trung thực của họ sẽ không cho phép họ làm điều gì sai trái trong mọi tình huống.

ESTP có năng lực đặc biệt trong việc tạo năng lượng tích cực. Họ là những người năng động, hoạt bát và luôn mong muốn có được những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Họ có thể là kẻ thích đánh cược hoặc một người tiêu xài hoang phí. Họ thường kể chuyện rất hay mà không cần chuẩn bị trước. Họ thích vừa làm việc theo tiến độ hơn là lập kế hoạch trước. Họ thích đùa và là những người rất hài hước. Tuy nhiên, đôi lúc họ có thể gây tổn thương cho người khác mà không biết điều đó, vì họ thường không biết hoặc không quan tâm đến ảnh hưởng từ lời nói của họ đến người khác. Nhưng không phải vì vậy mà họ không quan tâm đến con người, chỉ là vì quá trình ra quyết định của họ không bao gồm cảm xúc của người khác mà chỉ dựa trên lập luận và sự thật mà thôi.

Phần ít được phát triển nhất của ESTP là trực giác. Họ thường mất kiên nhẫn với các lý thuyết và cảm thấy chúng không giúp ích gì nhiều để hoàn thành công việc. ESTP thỉnh thoảng có trực giác mạnh mẽ nhưng lại thường không chính xác, tuy nhiên đôi khi cũng rất sáng suốt và rõ ràng. ESTP không tin vào bản năng của mình, và cũng nghi ngờ trực giác của những người khác.

ESTP thường gặp vấn đề trong học tập, đặc biệt là các chương trình học cao hơn có liên quan nhiều đến lý thuyết. ESTP cảm thấy chán những môn học không có tính thực tế. ESTP có thể rất thông minh nhưng việc học tập sẽ là một khó khăn cho họ.

ESTP luôn cần sự hoạt động, do đó họ làm rất tốt trong các công việc không bị ràng buộc và giới hạn. ESTP là những người bán hàng rất giỏi. Họ sẽ cảm thấy ngột ngạt và buồn chán nếu phải làm các công việc thường nhật. ESTP có nguồn năng lượng tự nhiên và cảm hứng dồi dào khiến họ tự nhiên có tố chất của những nhà kinh doanh. Họ rất hào hứng làm việc và có thể truyền sự hào hứng đó cho những người xung quanh. Họ có thể thuyết phục bất kỳ ai làm theo bất kỳ ý tưởng nào. Họ là những người năng động, ra quyết định rất nhanh. Tóm lại, họ có khả năng tuyệt vời để bắt đầu một công việc nhưng họ thường không giỏi trong việc theo suốt quá trình công việc và có thể để lại phần công việc đó cho người khác làm. Học cách theo sát công việc đến khi kết thúc là điều mà ESTP cần phải chú ý đến.

ESTP là những người thực tế, có óc quan sát, thích đùa, thích mạo hiểm với khả năng phản ứng nhanh xuất sắc và tìm ra giải pháp cho vấn đề. Họ là những người hào hứng và vui tính, là những người truyền lửa rất tốt. Nếu ESTP nhận ra khả năng thiên phú của họ và phát huy nó, họ có thể làm được những điều thực sự đặc biệt.

Các ESTP nổi tiếng

James Buchanan – Tổng thống Mỹ

Ernest Hemingway – Nhà văn nổi tiếng

Eddie Murphy – Diễn viên nổi tiếng

Jimmy Conners – Vận động viên tennis nổi tiếng

Madonna – Ca sĩ nổi tiếng

ESTP VÀ SỰ NGHIỆP

Cho dù bạn là một thanh niên đang tìm kiếm chỗ đứng trong xã hội, hay một người trưởng thành đang muốn biết xem mình đang đi đúng hướng hay không, thì điều quan trọng là bạn hiểu chính mình và những đặc điểm tính cách có khả năng tác động đến sự thành công hay thất bại của bạn trong những ngành nghề khác nhau. Và cũng không kém phần quan trọng là bạn hiểu được điều gì là thực sự có ý nghĩa đối với bạn. Khi được trang bị những hiểu biết về các điểm mạnh và điểm yếu của mình cùng với sự nhận thức về điều mà bạn thực sự coi trọng, thì bạn đang ở trong một tâm thế rất tốt để chọn cho mình một nghề nghiệp mà bạn cảm thấy xứng đáng.

Các ESTP thường có một số nét đặc trưng sau:

  • Năng động.
  • Sống với hiện tại.
  • Không thích các lý thuyết trừu tượng mà không có ứng dụng thực tế.
  • Thích thấy kết quả do công việc mình làm ngay lập tức.
  • Nhanh nhẹn và nhiều năng lượng.
  • Linh hoạt và thích ứng nhanh.
  • Có khả năng độc lập ra quyết định.
  • Ít khi làm việc theo kế hoạch – tới đâu hay tới đó.
  • Vui tính.
  • Quan sát tốt.
  • Rất giỏi nhớ những chi tiết.
  • Giỏi đối nhân xử thế.
  • Tự nhiên.
  • Khả năng nhìn thấy vấn đề cấp bách và ra quyết định nhanh chóng.
  • Thích phiêu lưu mạo hiểm.
  • Có thể thích chứng tỏ hoặc phô trương.
  • Thích bắt đầu công việc nhưng lại không nhất thiết phải theo đến cùng.

ESTP có những ưu điểm đặc biệt ở loại tính cách của mình. Khả năng quan sát của họ khiến cho họ trở nên cực kỳ giỏi trong việc phân tích và đánh giá thái độ và nhận định của người khác một cách chính xác. Khả năng đối nhân xử thế của họ cho phép họ có lợi thế trong việc tiếp xúc với con người. Vì lí do này, ESTP là người bán hàng rất giỏi. Họ cũng có khả năng phản ứng nhanh và hiệu quả cho những việc cấp thiết như cấp cứu hay trong một hoàn cảnh hỗn loạn. Đây là một kỹ năng quý giá trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, đáng ghi nhận nhất là trong lĩnh vực cần hoạt động như cảnh sát. ESTP thích những trải nghiệm mới và tiếp xúc với con người, và không thích bị ràng buộc hay bị sai khiến. Họ cũng muốn nhìn thấy ngay kết quả của mình và không thích phải học các lý thuyết quá phức tạp. Vì những lí do này, họ nên chọn những ngành tiếp xúc nhiều với con người, và không yêu cầu phải làm quá nhiều nhiệm vụ bị gò bó và chi tiết.

Danh sách nghề nghiệp dưới đây được tạo ra dựa trên những cảm nhận về nghề nghiệp mà chúng tôi nghĩ rằng sẽ thích hợp cho một ESTP. Mục đích của nó là cho bạn một sự tham khảo chứ không phải là một bản danh sách chi tiết. Không có bất cứ một cam kết nào chứng tỏ rằng những sự nghiệp dưới đây sẽ phù hợp với bạn, bên cạnh đó cũng có thể sự nghiệp thích hợp nhất đối với bạn cũng nằm trong danh sách này.

Những gợi ý nghề nghiệp phù hợp với ESTP:

  • Nhân viên đại diện bán hàng.
  • Cảnh sát/thám tử.
  • Y tá/ Nhân viên cấp cứu.
  • Kỹ sư máy tính.
  • Hỗ trợ kĩ thuật máy tính.
  • Doanh nhân.

PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CỦA ESTP
10 NGUYÊN TẮC ĐỂ ĐẠT THÀNH CÔNG

1. Trau dồi ưu điểm của mình! Tự cho phép mình có cơ hội thể hiện những khả năng bẩm sinh của bạn. Nếu bạn không làm việc ở lĩnh vực thể hiện được điều này, có lẽ đã đến lúc tìm cách để thay đổi hoàn cảnh hiện tại rồi đấy. Hãy nhớ, bạn có thế mạnh trong việc hoàn thành công việc và vượt qua khó khăn.

2. Đối mặt với điểm yếu của mình! Hãy thẳng thắn với bản thân. Những hạn chế của bạn có thể là điểm mạnh của người khác. Vậy thì đã sao? Bạn gặp khó khăn khi nói về cảm xúc hoặc xác định những nhận thức của bản thân, nhưng bạn không cần phải sợ hãi vì điều đó. Hãy cho phép bản thân là người bạn muốn và hãy cho phép người khác giúp bạn hiểu rõ hơn những giới hạn của mình.

3. Nói về những suy nghĩ của mình. Thảo luận ý tưởng và nhận định của mình với những người khác sẽ giúp bạn phát triển thế giới nội tâm của bạn khiến cho bạn trở nên “người” hơn mà không cần phải nhờ các hoạt động bên ngoài. Bạn sử dụng khả năng suy nghĩ nội tâm của mình càng tốt thì bạn càng có nhiều sức khoẻ và hạnh phúc.

4. Đừng sợ phải thể hiện cảm xúc. Trực giác muốn bạn luôn là một đứa trẻ bên trong tâm hồn, và điều đó khiến bạn trốn chạy, khiến bạn muốn chứng tỏ mình hơn nữa. Bạn không cần phải chứng tỏ bất kỳ điều gì với bất kỳ ai. Ai cũng có cảm xúc và ai cũng có một chút yếu đuối trong người. Hãy tìm những người mà bạn có cảm giác có thể sẻ chia và nói với họ về cảm giác bên trong cảu mình.

5. Tôn trọng nhu cầu hành động của mình. Hãy nhớ rằng bạn cần phải làm việc một cách tích cực để theo kịp tiến độ với những người khác. Đừng tự trách mình khi không thuộc kiểu người thích ngồi yên một chỗ và làm những việc nhàn rỗi. Chọn một người đánh giá cao cuộc sống năng động, nhưng hãy dành thời gian để xem việc có người đó trong cuộc sống của mình có làm thay đổi lối sống của bạn hay không. Đừng quá hấp tấp bởi vì cuộc sống không phải chỉ là những cuộc vui thâu đêm suốt sáng hay những cuộc thám hiểm.

6. Hiểu được điểm khác biệt của mỗi người. Hiểu được rằng mỗi người đều thật sự rất khác nhau. Mỗi người có vị trí và giá trị riêng của mình, và bạn cần nhận ra chúng. Bạn có thể học hỏi từ họ vì họ có những khả năng bạn có thể sử dụng được, những khả năng đến từ chính con người họ. Cố gắng hiểu được loại tính cách của họ và quan sát các loại tính cách có thể đưa bạn ra khỏi cảm xúc tiêu cực bởi vì bạn sẽ hiểu rằng mỗi người đều có điểm đặc biệt riêng.

7. Hãy tự tin thoát ra khỏi vùng an toàn của bạn. Hiểu được rằng cách duy nhất để trưởng thành là thoát ra khỏi vùng an toàn của mình. Nếu bạn không thấy thoải mái với các ý tưởng hay giải pháp vì bạn không biết phải hành động thế nào, càng tốt! Đó là cơ hội để phát triển.

8. Xác định và bày tỏ cảm xúc của mình. Bạn có thể gặp khó khăn khi tìm hiểu chính xác cảm giác của mình khi tiếp xúc với người khác. Bạn cần phải biết rõ cái cảm giác đó là gì. Đừng bắt người khác phải làm theo ý mình. Nếu bạn đánh giá cao ai đó, hãy nói ngay với họ mỗi khi bạn nghĩ về điều đó. Đây là cách tốt nhất để họ cảm thấy an toàn trong tầm ảnh hưởng của bạn và để phát triển một mối quan hệ lâu dài.

9. Biết rằng sẽ có lúc mình thất bại, tốt thôi! Không phải ngọn núi nào cũng có thể bị chinh phục, không phải khách hàng nào cũng có thể được thoả mãn, cho dù bạn có cố gắng đến mức nào đi nữa. Bị hạ gục là cơ hội phản ánh lại những gì thật sự quan trọng trong cuộc sống. Lần tới bạn sẽ nhận thách thức đáng giá với khả năng của mình, và có giá trị với những người khác. Bạn có thể là người chiến thắng, và thành quả bạn đạt được sẽ là của bạn. Hãy biến nó thành trò chơi cuộc sống, hãy giúp mọi người cùng thắng.

10. Mong muốn những điều tốt đẹp nhất. Đừng lo lắng về những gì tồi tệ có thể xảy ra. Hãy mong muốn những điều tốt đẹp nhất, và chúng sẽ tự động đến với bạn.

ESTP VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ

ESTP là những người thích giao tiếp và vui tính luôn mong muốn tận hưởng từng khoảnh khắc của cuộc sống. Họ thích hành động và luôn luôn mong muốn làm việc. Cảm hứng này lan truyền đến những mối quan hệ của họ, và họ khát khao trong việc tận dụng các mối quan hệ mỗi ngày. Họ mau chán và thấy đau khổ khi thay đổi mối quan hệ thường xuyên trừ khi họ tìm thấy một người thích hợp. Họ sống ở hiện tại, do đó những cam kết dài hạn thường không thích hợp với ESTP. Họ có thể cảm thấy cực kì tận tâm, và họ muốn thực hiện những cam kết của mình hằng ngày.

Điểm mạnh của ESTP

  • Có thể rất cuốn hút.
  • Vui tính, khéo léo và được yêu thích.
  • Mộc mạc và gợi cảm.
  • Không cảm thấy bị đe doạ bởi xung đột hay chỉ trích.
  • Xuất sắc và sáng suốt trong việc giải quyết các vấn đề khẩn cấp.
  • Hào hứng và vui tính, họ thích làm mọi thứ thật hài hước.
  • Sẵn sàng chơi với trẻ em với vai trò của một đứa “trẻ lớn”.
  • Có xu hướng chứng tỏ tình yêu bằng những món quà đắt tiền (vừa là ưu điểm và khuyết điểm).

Điểm cần khắc phục của ESTP

  • Không có khả năng tự nhiên trong việc đồng cảm với người khác.
  • Không giỏi bày tỏ cảm xúc và cảm giác.
  • Có thể vô tình làm tổn thương người khác bằng ngôn ngữ.
  • Có khả năng quản lý tiền bạc nhưng cũng rất mạo hiểm.
  • Sống với hiện tại, không phải là người xây dựng kế hoạch lâu dài.
  • Có thể rơi vào thói quen lờ đi những xung đột hơn là giải quyết nó.
  • Thực hiện những cam kết dài hạn không phải bản tính của họ.
  • Dễ rơi vào trạng thái chán nản.
  • Nhanh chóng từ bỏ một mối quan hệ khi cảm thấy chán.

Bonus: Tóm Tắt Xu Hướng Tính Cách Theo Tên Gọi Từ Chữ Cái Của Nhóm:

ESTP: Hướng ngoại – Giác quan – Lý trí – Linh hoạt

E – Bạn thuộc nhóm tính cách Hướng ngoại:

Bạn có tính cách hướng ngoại trong cuộc sống và khi hướng nghiệp. Thế mạnh của bạn là luôn chứng tỏ bản lĩnh dấn thân trước mọi người. Thông thường, bạn dám đối đầu với thử thách và ít lùi bước trước khó khăn hiện hữu. Xu hướng khẳng định bản thân là chủ đích của bạn khi đối diện với thực tại. Tính hướng ngoại đó còn giúp bạn có thêm nhiều thuận lợi trong giao tiếp: rộng bang giao, dễ chia sẻ, dễ tiếp cận và hội nhập với những điều mới lạ ở nhiều nơi, không gò bó trong khuôn khổ chật hẹp… Nó cũng giúp bạn dễ thành công khi làm những công việc ở bên ngoài, ở nơi chộn rộn đông đúc, ở những tụ điểm cần phải giao tiếp rộng với số đông.

Nhưng, thế yếu của bạn lại là thiếu chiều sâu trong nhận thức và tâm thức, dễ hời hợt và nông cạn. Nội lực của bạn có bề nổi mà thiếu bề dày của trí tuệ và thiếu cả độ sâu sắc của tâm hồn. Do đó, trong hướng nghiệp và cuộc đời, bạn có thể giỏi về chiến thuật khi giải quyết việc trước mắt, mà chưa thể tinh anh và sắc sảo về tầm nhìn chiến lược nếu phải tính đến chuyện lâu dài. Chẳng những thế, do thiếu chiều sâu nên bạn ít có những tư duy trừu tượng và sáng tạo mang tính đột phá trong công việc. Làm việc theo nhóm thì hăng say, nhưng làm việc một mình thì bạn ưa nản.

Một số ngành nghề phù hợp với tính cách hướng ngoại: Thông tin, truyền thông, văn hóa, du lịch, công tác xã hội, chính trị, ngoại giao, kinh doanh, marketing, nghệ thuật biểu diễn…

Lưu ý:Nếu kết quả chỉ số Hướng nội và Hướng ngoại xấp xỉ bằng nhau thì về cơ bản, bạn có một tính cách trung hòa giữa hướng ngoại và hướng nội. Điều này cũng tốt, có khi rất tốt cho nhiều lĩnh vực trong quan hệ và việc làm.

S – Cách thức tìm hiểu và nhận thức thế giới của bạn thiên về Giác quan:

Bạn là người rất thực tế, không chỉ giàu óc thực tế mà chủ yếu là lấy thực tế làm phương châm sống của mình. Đây là một điểm mạnh trong tính cách của bạn, bạn không thích sự mơ hồ và huyền ảo, càng không thích những lý thuyết xa vời hay sự hứa hẹn viễn vông. Với bạn, chỉ có thực tiễn sống động là câu trả lời đáng tin nhất. Bởi thế, bạn thường lao vào làm việc hơn đọc sách, thích lăn lộn ở hiện trường hơn ngồi một chỗ để nghiên cứu. Nếu phải nghiên cứu khảo sát, bạn thiên về định lượng hơn định tính khi kiểm định một vấn đề.

Tuy nhiên, bạn chưa thấy rõ mình đang non yếu về năng lực tư duy chiều sâu, nhất là về ý thức nhìn xa trông rộng. Tuy khá mạnh về chiến thuật xử lý trong công việc, nhưng bạn thiếu hẳn một tầm nhìn chiến lược. Bởi thế, bạn dễ dành được những cái lợi trước mắt, nhưng bị tổn thất những lợi ích lâu dài, mà chính cái lợi lâu dài mới là cơ bản. Mặt khác, do tầm nhìn hạn hẹp và thiếu ý thức chiều sâu nên bạn khó thấy được những bài học sai lầm của quá khứ hoặc những định hướng cao đẹp của tương lai. Điều đó khiến bạn không có một căn bản để lấy đà khi cần tiến xa. Hơn thế, bạn thiếu luôn cả óc tưởng tượng sáng tạo khi cần phải hoạch định công việc hay xử lý một vấn đề mang tầm vĩ mô.

Một số ngành nghề phù hợp với người nhận thức thiên về giác quan: Các ngành nghề kỹ thuật, các nghề thợ, nhân viên văn phòng…

Lưu ý:Nếu kết quả các chỉ số trực giác và giác quan của bạn xấp xỉ bằng nhau thì về cơ bản, bạn có một tính cách trung hòa giữa trực giác và giác quan. Điều này cũng tương đối tốt ở mức độ bạn dễ tạo được sự cân bằng trong nhận thức, tránh chủ quan hoặc cực đoan khi đánh giá hay kiểm định một vấn đề.

T –  Lý trí có tác động nhiều đến các quyết định và lựa chọn của bạn:

Bạn sống thiên về lý trí, nặng về nguyên tắc, đoan chính và cương trực, trật tự và nghiêm minh. Bạn không thích sự nới lỏng kỷ cương, càng không muốn ai vi phạm những quy ước. Bạn cũng tôn trọng tình cảm, nhưng có mức độ, càng không thể đặt tình cảm trên lý trí, không thể vì nhân nhượng tình cảm mà vượt qua nguyên tắc. Những người luôn mẫu mực và giữ đúng phép tắc trong quan hệ (cả quan hệ ứng xử và quan hệ làm việc) là bạn đồng hành chí cốt của bạn. Với bạn, người hợp tác mà không lấy lý trí làm trọng để ứng xử và làm việc thì đó là người yếu đuối, việc sẽ không thành và cuối cùng tình cảm cũng mất. Bởi vậy, đứng trước một vấn đề, bao giờ bạn cũng lấy lý trí ra để soi xét, cân nhắc hơn thiệt, sau đó mới chiếu cố đến tình cảm.

Tuy nhiên, sự nghiêm túc và tính cứng rắn của bạn nếu đi quá đà, không có sự mềm mỏng khi cần thiết, thiếu sự uyển chuyển khôn khéo để “lạt mềm buộc chặt” thì chẳng những tình cảm bị tổn thương mà công việc cũng đổ vỡ. Về mặt này, tính cách của bạn thể hiện một bản sắc xơ cứng, thiếu linh hoạt, không linh động giữa cương và nhu, giữa tình và lý, giữa kiên quyết và ôn hòa. Đây là nguyên nhân thất bại của rất nhiều trường hợp xử lý tình huống và giải quyết vấn đề từ việc nhỏ đến việc lớn. Trong hướng nghiệp và hợp tác khi hành nghề, người khôn ngoan là người biết dung hòa và kết hợp khéo léo các yêu cầu vừa nêu.

Một số ngành nghề phù hợp với người sống thiên về lý trí: Các ngành nghề kỹ thuật, khoa học, công nghệ, an ninh, quốc phòng, kinh doanh…

Lưu ý:Nếu chỉ số Lý trí và Tình cảm của bạn xấp xỉ bằng nhau thì về cơ bản, bạn có một tính cách cân bằng giữa tình và lý, cương và nhu, kiên quyết và ôn hòa… Đương nhiên, điều này rất tốt trong nhiều trường hợp nhưng không phải tốt với mọi trường hợp. Vấn đề là phải cân nhắc, lựa chọn kỹ khi nào phải đặt lý lên trên, khi nào tình ở trên và khi nào phải dung hòa.

P – Linh hoạt là phong cách sống và làm việc của bạn:

Trái với người hay nguyên tắc cứng nhắc, bạn là người ưa linh hoạt uyển chuyển trong đối nhân xử thế, kể cả cách tiến hành công việc. Tại đó, không chỉ tính nhân văn đã lên đỉnh cao trong tâm hồn bạn, mà tính sáng tạo cũng lấp lánh trong trí tuệ minh mẫn của bạn. Cuộc sống và sự nghiệp luôn động, nên tính cách của bạn cũng biến chuyển theo những chiều kích đó. Vì vậy, thông thường, bạn không ưa rập khuôn. Mọi nguyên tắc đặt ra chỉ phù hợp với trạng thái tĩnh, rập khuôn và xơ cứng. Cho nên, bạn thường có tâm lý muốn thoát khỏi mọi sự gò bó và đơn điệu. Sức giải phóng cho tính sáng tạo của bạn nhờ đó mà được thăng hoa.

Bạn nhìn mỗi người và mỗi việc theo trạng thái động, rất biện chứng. Tính cách này khiến bạn độ lượng hơn, bao dung hơn, vị tha hơn. Nó cũng khiến bạn chủ động suy nghĩ tìm tòi những giải pháp (cả giải pháp tình thế lẫn giải pháp chiến lược) cho những yêu cầu cải tiến công việc, nhất là khi cần vượt qua khủng hoảng.

Tuy nhiên, bạn cũng nên biết dè chừng và cảnh giác. Bởi vì, tâm lý học nhân cách và tâm lý học sáng tạo đều cho thấy, tính linh hoạt là “con ngựa hay mà cũng là con ngựa chướng”. Nếu quá đà, tính linh hoạt sẽ biến thành “ngựa bất kham”, bạn khó làm chủ được nó, khiến nó tung tẩy phá cách, phá rào vô tội vạ, làm hỏng việc và hỏng cả hình ảnh sáng láng của bạn trước mọi người. Bởi thế, kỹ năng biết làm chủ cảm xúc, làm chủ trí tuệ, làm chủ tâm hồn trước mọi động thái linh hoạt và sáng tạo… vẫn là những bí quyết thành công của người biết thành nhân.

Một số ngành nghề phù hợp với tính cách linh hoạt: Du lịch, thông tin truyền thông, văn hóa, chính trị, ngoại giao, công tác xã hội, nghệ thuật…

Lưu ý :Nếu chỉ số Nguyên tắc và Linh hoạt của bạn xấp xỉ bằng nhau, thì về cơ bản, bạn có một khả năng điều chỉnh để đạt được sự cân bằng giữa tính linh hoạt và tính nguyên tắc. Theo đó, bạn biết tùy cơ ứng biến để khi nào thì phải thượng tôn nguyên tắc, khi nào lại cần đến sự linh hoạt, và khi nào phải vận dụng cả hai. Thông thường trong công việc, phải vận dụng kết hợp cả tính nguyên tắc và tính linh hoạt là tốt hơn cả.

Bí quyết giao tiếp với người ESTP:

– Vui vẻ và đừng nghiêm trọng hóa mọi việc

– Hãy nói cho họ biết họ sẽ được gì khi bắt tay vào làm việc

– Hãy vào thẳng vấn đề và rõ ràng; đừng lấy vấn đề cá nhân ra làm trò đùa

© 2011 – 2012, https:. Luôn Tôn Trọng và Bảo Hộ mọi Tác Quyền như một lời cảm ơn!


Leave a Reply to Kaito Cancel reply

2 thoughts on “ESTP – The Doers – Người Năng Động