[Tùy Bút] Thụy Du & Tôi – Hãy để anh ôm em – Ngang bằng sự chết!


Để nói về ca khúc này, chỉ có thể tóm gọn rằng: Đây là một trong số những ca khúc hiếm hoi của Việt Nam giàu hình ảnh và có ngôn từ đẹp đến từng góc cạnh… hơn thế nữa… không nhiều người biết rằng đằng sau chữ “Thụy” trong ca khúc Khúc Thụy Du còn là một câu chuyện, một đề tài gây nhiều tranh cãi.

Chẳng biết có nhiều người giống tôi không: bị mê hoặc bởi 2 chữ “Thụy Du” trong ca khúc “Khúc Thụy Du” của Nhạc sỹ Anh Bằng. Có lẽ những cái hấp dẫn tôi chính là sự huyền hoặc mờ ảo và… không rỏ ràng, những cái khoát lên mình cái bóng đen ý nghĩa mà không phải ai soi ngọn đèn trí tuệ của mình vào là có thể nhận ra.

Tôi đã mất một thời gian để tìm hiểu 2 chữ “Thụy Du” là gì và suốt trong quá trình đó tôi bắt gặp nhiều ý kiến, nhiều quan điểm khác nhau tranh luận về nghĩa của “Thụy Du”. Và tôi bắt gặp một bài viết, bài viết đã cho tôi 1 câu trả lời suốt 1 thời gian dài và cả sự đồng cảm:

…Tôi là chim bói cá/ Em là bóng trăng ngà/ Chỉ cách một mặt hồ/ Mà muôn trùng chia xa.

Khoảng cách tưởng chừng như mong manh của mặt hồ đã chia lìa hai thế giới, không thể vượt qua, không thể chạm tới…

Khúc thụy du thật đẹp, phải chăng bởi nó là kí ức. Nghe để cảm và dường như càng nghe càng cảm. Có khi nào như loài chim bói cá, ta khắc khoải đi tìm đời đánh mất không? Ta là ai trong đời sống này? Ta đã sống hết mình chưa với tình yêu và cuộc đời hiện tại? Những giọt nhạc nhẹ nhàng rơi xuống tâm hồn, đi kiếm tìm đồng cảm. Người ta gọi đây là Khúc thụy du hay là khúc du ca cho Thụy.

Lời bài hát được lấy từ bài thơ Khúc thụy du của nhà thơ Du Tử Lê sáng tác hồi tháng 3 năm 1968. Với những ca từ chọn lọc, bài thơ nguyên gốc đã trở thành một bản tình ca tuyệt đẹp.

Với Khúc thụy du, có biết bao nhiêu câu hỏi. Những câu hỏi nối tiếp nhau trong bài hát, những câu hỏi nối tiếp nhau khi bài hát đã khép lại.

Hãy nói về cuộc đời
Khi tôi không còn nữa
Sẽ lấy được những gì
Về bên kia thế giới
Ngoài trống vắng mà thôi

Thụy ơi và tình ơi!

Thụy ơi và tình ơi…, ngoài trống vắng mà thôi…Day dứt và khắc khoải, tất cả những boăn khoăn còn đó. Có câu trả lời nào cho dấu hỏi Thụy Du là ai? Nàng là người con gái mang tên Thụy? Hay Thụy Châu, vợ nhà thơ Du Tử Lê, chữ đầu của tên hai người ghép lại thành Thụy Du, Khúc thụy du vì thế?

Thụy cũng có nghĩa là giấc ngủ, Khúc thụy du, phải chăng khúc du ca mơ về một cuộc đời, một chuyến đi – thực thực, ảo ảo, tỉnh tỉnh, mê mê? Không cần cắt nghĩa, cũng không nên cắt nghĩa, bởi lẽ nếu cắt nghĩa quá rạch ròi thì đâu còn là thơ ca và âm nhạc, cho người ta mê đắm, khiến người ta trăn trở, hỏi rồi lại bỏ lửng, để mặc cái mờ ảo ấy!

Đừng bao giờ em hỏi
Vì sao ta yêu nhau?
Vì sao môi anh nóng?
Vì sao tay anh lạnh?
Vì sao thân anh run?
Vì sao chân không vững?

Vì sao và vì sao???

Tình yêu có trăm ngàn câu hỏi, nhưng em yêu ơi câu trả lời nào sẽ xác đáng nhất cho câu hỏi “vì sao ta yêu nhau”? Em đừng bao giờ boăn khoăn bởi tình yêu ta dành cho em nhé.

Một tình yêu trìu mến, tình tứ, có ngọt ngào và cay đắng khi bánh xe cuộc đời khiến “anh” và “em” xa nhau. Cũng đừng bao giờ hỏi vì sao ta xa nhau, phải không em?

Thoảng đâu đây cái mãnh liệt của thuở yêu xưa trong điềm đạm, tĩnh lặng khi nhớ lại một cuộc tình đã mất. Ôi “tình yêu mật ngọt/ Mật ngọt trên môi/ Tình yêu mật đắng/ Mật đắng trong đời” (*), nhưng trong Khúc thụy du, không phải cái cảm giác xót xa đó mà là một sự bâng khuâng, đi tìm hoài niệm.

Tình yêu qua đi để lại những vết xước trong tim, vết xước đớn đau, vết xước ngọt ngào, để đôi khi nhớ lại ta tự hỏi “Thụy bây giờ về đâu?”. Câu hỏi vang mãi trong tâm trí, như một niềm khắc khoải khôn nguôi… Khắc khoải đấy, nhớ thương đấy nhưng tìm đâu ra câu trả lời? Khúc thụy du không có câu trả lời!

Trong bài hát còn có thêm một đoạn “Tôi là chim bói cá/ Em là bóng trăng ngà/ Chỉ cách một mặt hồ/ Mà muôn trùng chia xa”. Khoảng cách tưởng chừng như mong manh của mặt hồ đã chia lìa hai thế giới, không thể vượt qua, không thể chạm tới.


Khúc thụy du thật đẹp, phải chăng bởi nó là kí ức. Nghe để cảm và dường như càng nghe càng cảm. Có khi nào như loài chim bói cá, ta khắc khoải đi tìm đời đánh mất không? Ta là ai trong đời sống này? Ta đã sống hết mình chưa với tình yêu và cuộc đời hiện tại?

Khúc thụy du day dứt mà nhẹ nhàng như thế đấy!

Sưu tầm


Tôi đã đồng cảm với ý kiến đó… 1 thời gian dài cho đến khi:

Thụy cũng có khi là giấc ngủ, Khúc thụy du, phải chăng khúc du ca mơ về một cuộc đời, một chuyến đi – thực thực, ảo ảo, tỉnh tỉnh, mê mê? Không cần cắt nghĩa, cũng không nên cắt nghĩa, bởi lẽ nếu cắt nghĩa quá rạch ròi thì đâu còn là thơ ca và âm nhạc, cho người ta mê đắm, khiến người ta trăn trở, hỏi rồi lại bỏ lửng, để mặc cái mờ ảo ấy!

Tôi tự hỏi có phải ta đang tự lừa dối mình bằng những cái hư thực, chấp nhận cái không rỏ ràng trong khi lẽ ra ta có thể có có câu trả lời chính xác hơn và hoàn hảo hơn. Phải chăng tôi đã thay đổi? Có người sẽ nói tôi lằng nhằng rỗi hơi khi đi tìm ý nghĩa của 2 chữ tào lao nào đó của thằng cha Du Tử Lê hâm hâm!?

Nhưng tôi vốn không phải người hay đi làm 1 việc mà không có ý nghĩa – còn nhớ trong phần tự bạch tước đây tôi có giới thiệu về mình: Tôi làm việc gì cũng có 2 ẩn ý. Do đó việc viết ra và đi tìm ý nghĩa thực của “Thụy Du” là 1 bước trong cái phần tâm lý đang đấu tranh trong tôi, dễ hiểu hơn là nó đang quyết định:

Lựa Chọn: Rỏ ràng-thực tại hay hư ảo-huyền hoặc?

Quyết định này khuyến tôi tìm bản gốc bài thơ để xem Thụy là 1 người con gái hay Thụy là 1 giấc mơ.

Bài Thơ: Khúc Thụy Du
Tác Giả: Du Tử Lê

Click Để Hiển Thị Nội Dung Được Ẩn – Show ▼

Thông Tin

Phần nội dung bắt đầu từ đoạn này có biên tập lại từ trang gốc: www.vietcaravan.com/showthread.php?3109-Lắng-Đọng-Nghĩa-của-từ-Thụy-trong-Khúc-Thụy-Du

_______________

Không nhiều người có dịp biết qua và cảm nhận trọn vẹn bài thơ của Du Tử Lê mà Anh Bằng phổ nhạc.

Bạn thấy gì trong hết những dòng thơ ấy?
Một tình yêu tuyệt vọng?
Một sự gào thét khi cái chết chia lìa?

Tôi thì lại cảm nhận được rất ít cái gọi là “tình yêu đôi lứa” trong bài thơ trên. Bài thơ được sáng tác trong bối cảnh Mậu Thân năm 68, và ngày đó là chiến tranh. “Thụy” theo tôi là một từ của tiếng Hán, và trong bối cảnh bài viết, nghĩa tôi cảm nhận được đó là ra sự đi vĩnh hằng – hay cụ thể hơn đó là sự liên quan đến cái chết.

Trong tiếng Hán: Cũng cùng một cách đọc là âm “Thụy” (khác cách viêt) tôi tìm hiểu ra thì có đến 3 nghĩa:

1./ Giấc ngủ.
2./ Một điều gì đó đẹp và nhẹ nhàng.
3./ Cách đặt tên cho một người chết nghĩa như sau: Tên hèm, lúc người sắp chết người khác đem tính hạnh của người sắp chết ấy so sánh rồi đặt cho một tên khác để khi cúng giỗ khấn đến gọi là “Thụy”).

Rỏ ràng, câu trả lời đã có Thụy là gì. Xuyên suốt bài thơ trên của Du Lê Tử là nỗi đau đớn của cái chết, tình yêu chia lìa,… sự đau đớn muôn thuở của mọi cuộc chiến tranh mang đến. Chính những nốt nhạc trầm da diết và khắc khoải của Anh Bằng đôi khi mang sự lầm tưởng cho một mối tình trai gái hay thậm chí là cái tên của thiếu nữ mang tên Thụy. Nhưng cá nhân tôi nghĩ ràng Thụy trong bài thơ của Du Tử Lê khác với Thụy trong ca khúc do Anh Bằng phổ nhạc khi khắc họa đâu đó là đôi trai gái với “tình ơi” và “Thụy bây giờ về đâu?” :

Bởi Thụy của Anh Bằng có đoạn: Tôi là chim bói cá/ Em là bóng trăng ngà/ Chỉ cách một mặt hồ/ Mà muôn trùng chia xa.

Thụy của Du mãnh liệt và trần tục – Thụy của Anh Bằng khoắc khoải và thi vị.
Thụy của Du là nỗu đau chia lìa và cái chết – Thụy của Anh Bằng là giấc mộng trăm năm của đời người.

Vậy ở đây hãy hỏi ta thích “Thụy Du” của ai hơn?
Tôi thích Thụy của Du hơn, vì câu:

Hãy để anh ôm em – ngang bằng sự chết.

Một hình ảnh mãnh liệt – sâu sắc và cả sự táo bạo đến ghê gớm. Khoảnh khắc mà cái chết gần kề hơn lúc nào hết… nhưng nỗi khao khát ôm áp chở che cho những gì mình yêu thương cũng ngang bằng như thế… điều đó gợi cho bạn suy nghĩ gì?

Nếu để định nghĩa Tình Yêu thì không hề đơn giản nhưng nếu hỏi Tình Yêu (Đích Thực) quý giá như thế nào thì chỉ có một giá trị quý báu ngang bằng để có thể so sánh là Sinh Mệnh, là sự sống của chính chủ thể có được và mất mát bởi Tình Yêu kia !

Có rảnh ngồi nghe lại những ca khúc thế này mới thấy sao mà ngày xưa nhạc viết ra nhiều hình ảnh như thế, thơ mộng như thế, tình yêu lớn lao như thế… chẳng bù với bây giờ.

Cuối cùng kết thúc Entry này tôi chỉ có thể nói: cái mà người ta viết ra chỉ chứa 1 phần nhỏ cái mà ta nghĩ. Cho nên nếu ai đọc mà thấy không hiểu thì cũng đừng thắc mắc bởi nói trước rồi: tôi phức tạp vô đối mà!

12/12/2008
Henry Long Nguyen


© 2011 – 2015, https:. Luôn Tôn Trọng và Bảo Hộ mọi Tác Quyền như một lời cảm ơn!


Leave a Reply to Henry Long Nguyen Cancel reply

13 thoughts on “[Tùy Bút] Thụy Du & Tôi – Hãy để anh ôm em – Ngang bằng sự chết!

  • Bách Hợp

    Mỗi bài viết của Anh đều sâu sắc và ý nghĩa cho thấy một trí tuệ mẫn tiệp và tâm hồn rộng lớn.
    Viết những dòng này em đang nghe ca sỹ Tuấn Ngọc hát ” Khúc Thụy du”. Không biết em nghe bao nhiêu lần ca khúc này rồi nhưng chỉ nghe TUấn Ngọc hát. Em thích ca khúc này không phải vì có một tình yêu như vậy. Em cũng chưa trải nghiệm qua chuyện tình yêu nên cũng k thể hiểu hết dc ý nghĩa sâu sắc của ca khúc.
    Nhưng em vẫn luôn nghe bản nhạc này khi buồn, tuyệt vọng. Nghe để tâm hồn dc lắng sâu, để lấy lại nghị lực” Hãy nói về cuộc đời khi tôi k còn nữa. Sẽ lấy dc những gì về bên kia thế giới”…đừng cố níu những gì còn sót lại, k thuộc về m cố níu cũng vụt thôi….
    Em không có khiếu cảm thụ âm nhạc nhưng thực sự ” Khúc Thụy Du” là bài hát đi cùng em suốt cuộc đời,xoa dịu những đắng cay, sầu não trong cuộc sống, là bài hát trong tủ âm nhạc của riêng mình.

  • Quỳnh Bảo Châu Võ

    Em phải công nhận anh có cách cảm thụ âm nhạc quá sâu sắc,từng phân tích của anh trong bài viết rất hay làm em thêm hiểu ca khúc này

  • Hiền

    “Phức tạp vô đối”. 😉 Đồng ý, việc biểu đạt ý nghĩ một cách đầy đủ là quá khó so với khả năng của con người.

  • Quyenle1983

    tui cũng thích bài này nhưng cũng chỉ nghe thôi, chưa khi nào tìm hiểu về nó. nick yahoo của henry  đầy đủ là gì? masterhenry_tqk….@ phải hông?

    • Henry Long Nguyen

      1/ Nick yahoo đó của ai? Not me!
      2/ Bạn cần liên lạc với tôi có gì không? Vì hiện tại tôi không – hoặc ít khi dùng yahoo mà có xu hướng kiểm tra Facebook hơn.
      3/ Nếu các vấn đề thông thường cần liên hệ, bạn có thể gởi tin nhắn qua Mục: Liên Hệ nằm theo thanh công cụ chạy dưới màn hình của Web hoặc Trên đầu trang cũng có, và dễ nhìn hơn nữa, cột bên phải dưới thanh Menu của Blog.

  • Anh Nguyen Hong

    Cảm ơn bạn cùng những công sức tìm hiểu của bạn và những chia sẻ cảm nhận rất sâu sắc của cá nhân bạn đã giúp không chỉ riêng tôi mà còn nhiều người khác hiểu hơn về một ca khúc rất đẹp của Nhạc Việt

  • Henry Long Nguyen

    Các thông tin nào cần thiết tại Blog này đều nằm đúng vị trí của nó – em muốn biết cứ thử động não xem. Vì anh ko thích thông tin của mình nằm ngoài lề ở những bài viết ko hợp tình hợp cảnh 🙂

  • Gama_kamui

    Theo anh Quang Dũng
    h át hay hơn hay Tuấn Ngọc hát hay hơn?

    lần đâu biết đến bài này

    ít khi nghe nhạc Việt vì
    giờ nghe nhạc Việt hầu như hát theo kiểu thị trường nghe với bài này thì khác nhau ghê quá(vì bài này hay mà
    ý nghĩa, h ơn nữa e thuộc kiểu người nghe nhạc thì nghe nội dung hay là okie còn nhạc k hay lắm cũng k sao ) 

    • Henry Long Nguyen

       Anh không muốn bị fan của bất kỳ ca sĩ nào ném đá vì các phát ngôn của mình dành cho họ khi nhận xét ai hay hơn ai. Quang Dũng hay Tuấn Ngọc có thể hay hoặc không hay theo cách “cảm nhạc” + GU + Yêu thích cá nhân của riêng mỗi người.

      Với anh, thật sự anh có biết cả 2 cai sĩ mà em nêu từng hát ca khúc này… Nhưng anh không chọn nghe khi thư giãn vì sở thích cá nhân. Và có 1 ca sĩ thuộc hàng Diva (Diva thật sự) của hải ngoại mà anh rất mong muốn được nghe cô thể hiện ca khúc này nhưng… có những thắc mắc mà chúng ta sẽ không bao giờ biết dc lý do – cô đã trình bày rất nhiều nhạc phẩm thuộc nhiều thể loại và của nhiều nhạc sĩ tên tuổi… nhưng đến nay vẫn chưa thấy cô trình diễn ca khúc này: đó là Khánh Hà.

    • Tuấn Huy

      Quang Dũng không có đặc biệt gì? Tất cả đều bình thường, không lắng đọng được gì.