[Suy Ngẫm] Chúng Ta Sẽ Nhận Được Gì?


Có một sự thật rằng chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết mình sẽ nhận được cái gì nếu sống và cống hiến hết mình với cuộc đời này. Tuy nhiên, thái độ sống của chúng ta là thường giữ cho mình phần nhiều hơn và luôn đòi hỏi sự may mắn cũng như ân huệ của cuộc đời hơn là muốn cống hiến. Hôm nay, tôi muốn kể một câu chuyện mà tôi có chăm chút ý nghĩa nhiều hơn trong bản dịch của mình.

Từ nhiều thế kỷ trước, tại một vương quốc rộng lớn và thịnh vượng  có một ngôi làng nằm xa kinh thành và rất hẻo lánh. Những người dân trong làng đa phần đều sống trong cảnh kham khổ. Một ngày kia có người nói rằng nhà vua sắp đến thăm làng, dân trong làng ai nấy đều vui mừng vì họ ngỡ rằng ngôi làng đã bị lãng quên. Khắp nơi đều huyên náo với thông tin đó.

Sở dĩ họ vui mừng đến vậy vì nhà vua rất anh minh và thương dân, là một vị vua hiếm có về tài năng, sự công bằng và đức độ. Ngài được tôn kính bởi những gì đã làm cho đất nước và nhất là với những người dân còn sống trong cảnh nghèo khổ.

Có một người ăn xin trong làng là có vẻ “kích động” hơn cả, thế là sau đó ngày nào ông ta cũng ngồi ven con đường chính với hy vọng nhà vua sẽ thấy mình mà bố thí cho nhiều vàng. Quả nhiên vài ngày sau, đoàn xe của nhà vua đến làng thật. Thế là người ăn mày lao ra van nài lính canh cho phép mình được diện kiến đức vua. Tiếng ồn ào làm nhà vua chú ý, và ngài cho phép ông ta đến gần cổ xe của mình để nghe điều mà người ăn mày muốn nói.

Ông ta bắt đầu tán dương công đức và sự rộng rãi của ngài rồi sau đó là van xin sự bố thí. Nhà vua nhìn ông ta và suy nghĩ một hồi rồi hỏi kẻ ăn mày:

– Ngươi có thể giữ lại những gì là của riêng ngươi, nhưng nếu có thể cho đi những thứ đáng giá nhất của ngươi thì ngươi có thể cho ta được những gì… kẻ đáng thương kia? Chẳng hạn như… bây giờ ta yêu cầu ngươi đưa cho ta những gì đựng trong chiếc túi ngươi đang đeo ở thắt lưng…

Đó là chiếc túi đựng gạo của người ăn mày, ông ta thật không tin những gì mình đang nghe để có thể phản ứng lại. Ông ta không nghĩ trường hợp này lại xảy ra, đó là tất cả số gạo còn lại trong ngày của ông ấy, ông ta định sẽ nói không nhưng rồi suy nghĩ lại… không thể nào từ chối đề nghị của nhà vua.

Thấy sự phân vân đó nhà vua liền độ lượng hỏi lại: Ngươi có thể cho ta bao nhiêu phần trong chiếc túi đó?

Thế là ông ta trút một phần rất nhỏ gạo trong túi ra và dâng lên nhà vua. Ngài nhận nắm gạo nhỏ bé đó mỉm cười và nói: “Sau khi ta xong việc ở đây, ngươi sẽ nhận được những gì đáng có”. Nhà vua cùng người của mình tiến vào làng và giúp đỡ người dân xây dựng 1 số công trình và chỉ họ các phương pháp gieo trồng mới cũng như dạy thêm 1 số nghề thủ công cho phụ nữ.

Vài ngày sau, đoàn xe của đức vua quay về kinh thành và ngài không quên gởi 1 túi vàng nhỏ cho kẻ ăn mày cùng một lời nhắn:

Mỗi hạt gạo mà ngươi đổi cho ta bằng với số đồng vàng trong túi này!

Tất nhiên, nhà vua chẳng bao giờ quay lại nơi đó. Và kẻ ăn mày thì cứ mãi hối tiếc và tự hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu ta đưa hết túi gạo cho nhà vua?

Một lúc nào đó, khi ngồi ngẫm lại… chúng ta sẽ thấy mình giống hình ảnh của người ăn mày kia và nhà vua chính là cuộc đời này. Chúng ta có xu hướng, đòi hỏi sự đền đáp, kêu gọi sự may mắn và luôn muốn nhận được nhiều hơn những gì phải bỏ ra.

Dĩ nhiên là chẳng bao giờ chúng ta biết được mình sẽ nhận được cái gì khi cho đi. Nhưng hãy giữ niềm tin rằng cuộc sống vốn công bằng và sẽ luôn đáp trả một cách xứng đáng. Đừng nắm giữ tất cả một cách ích kỷ cho riêng mình bởi biết đâu bạn sẽ bỏ lỡ cả túi vàng mà cuộc sống trả lại cho bạn.

Henry Long Nguyen Dịch

 

© 2011 – 2015, https:. Luôn Tôn Trọng và Bảo Hộ mọi Tác Quyền như một lời cảm ơn!


Leave a Reply to Quỷ Dữ Cancel reply

26 thoughts on “[Suy Ngẫm] Chúng Ta Sẽ Nhận Được Gì?

  • schokolade

    hãy giữ niềm tin rằng cuộc sống luôn công bằng và đền đáp xứng đáng => thật sự ko phải lúc nào  cũng như thế, thực tế trước mắt ko cho phép người ta tin tưởng nhiều đến thế. Với mình, chỉ đơn giản, hãy làm những điều để lương tâm ko hổ thẹn, và chuyện đã qua hãy cố gắng đừng dằn vặt nữa. Niềm tin ư, đôi khi cũng là một sự xa xỉ…

    • Henry Long Nguyen

      Có những giới hạn mà tùy khả năng của mỗi người nhìn được xa đến đâu. Khi thưởng thức 1 kỳ quan, dĩ nhiên ai cũng thấy cái mà mọi người cùng thấy nhưng suy nghĩ của mỗi người về nó là khác nhau. Cho nên nếu nói suy nghĩ của mọi người giống nhau thì trên thế gian này còn đâu là khác biệt để chỉ ra kẻ nào si mê ngu muội và đâu là người tỉnh thức sáng suốt.

      Có những điều tôi thấy được biết được nhưng không thể chia sẻ được là vì tôi thấy được cái mà người ta sẽ không hiểu khi tôi cố diễn giả hoặc giải thích. Và do đó chỉ cố đưa ra những hình dung dễ liên tưởng nhất. Tôi tin rằng trên đời có sự công bằng, nhưng nó huyền diệu đến mức nào, sẽ xảy ra và tiễn tiến như thế nào thì đâu phải ai cũng thấy được. Chỉ là vì cách thức mà nó đáp trả hoặc đền đáp không như cách mà chúng ta nghĩ và mong muốn – nó không vừa vẹn trong chừng ấy năm mà 1 con người sống để thấy điều đó diễn ra. Bởi cũng như ý nghĩa bài viết… chúng ta luôn mong muốn điều tốt đẹp sẽ đến với mình, khi chúng ta ko thấy nó xuật hiện chúng ta cho rằng niềm tin là xa xỉ nhưng vì nó có cách thể hiện riêng nên nó dàng trãi theo thời gian và nhiều thế hệ… hình ảnh này nếu hiểu rộng và xâu ra sẽ là hình ảnh của 1 xã hội, 1 đất nước 1 nền văn minh, 1 trái đất sẽ ra sao nếu hôm nay chúng ta chỉ làm những điều cốt để mong muốn sự đáp ra nhanh nhất 1 cách ích kỷ để rồi bỏ mặc tương lai ra sao thì ra.

      Niền tin là thứ xa xỉ – không hề sai… bởi vì nó đáng giá nhưng may mắn thay đó là thứ chúng ta có thể tạo ra mà không cần đi mua.

      * CM này không có ý phản bác bạn, chỉ là đánh dấu cho 1 ý tưởng mà chính bạn khơi lại để tôi viết ra. Thank!

  • Hương Giang

    Đồng ý là cuộc sống có cho thì mới có nhận.
    Nhưng cho đi túi gạo mà lại nhận được vàng thì còn hiếm gặp hơn cả trúng số độc đắc :D. Mà nghe nói xác suất bị sét đánh còn cao hơn cả việc trúng số độc đắc =))

      • Hương Giang

        Ồ, bây giờ mới thấy mình “khiêm tốn” sao? ;;)
        Không có ý “ra sức dìm hàng” . Mình chỉ mong khi bạn L đang chờ túi vàng cuộc sống mang lại, hãy nhớ tới khả năng tia sét sẽ đến trước :))

  • Lê Hà

    ^^ Câu chuyện có ý nghĩa! hjhj, ít nhất nó cũng gây ra được sự tranh luận 🙂
    “Con người bị nén vào thế giới này ngoài ý muốn và cũng bị lấy đi khỏi nó cũng ngoài ý muốn”
    Chúng ta giống nhau tại sao không iu quý và giúp đỡ nhau mà cứ phải chèn ép nhau, ko yêu cầu cuộc sống cứ phải ban phát như nhà vua kia, bởi sự rộng lượng của cuộc sống cũng có giới hạn của nó. Chỉ có tình yêu của con người với con người là không có đường biên thôi!
    Ước chi em cũng giỏi tiếng Anh thì thật tuyệt vời hé =)). À (lâu không có bộ phim nào hay port lên hả anh. Toàn bản chất lượng nên xem thích quá/ hj)

    • Henry Long Nguyen

      CUộc sống không ban phát nhưng bản chất con người là đòi hỏi nhận dc nhiều hơn là cái phải bỏ ra. Vả lại cũng chẳng tranh luận gì, chỉ là cách nhìn vấn đề mỗi người mỗi khác… còn chị Giang kia thì đang ra sức dìm hàng người khác :))

      Còn phim ảnh thì… trước khi có bão lớn biển sẽ có những khoảnh khắc yên ắng đáng ngờ…

  • Bibmabu292

    song ngu wan tam den chiem tinh va khoa hoc than bi muon lam wen voi henry.xem song tu da nhan cach va li co nao

    • Henry Long Nguyen

      Vị vua hỏi rằng: ”Ngươi có thể cho ta bao nhiêu phần trong chiếc túi đó”. Và phần đầu của câu hỏi là: ”Nếu có thể giữ lại những gì là của riêng ngươi…”

      CÓ ai bắt phải cho hết đâu… 🙂

  • Voanhtho91

    “đừng nắm giữ tất cả 1 cách ích kỷ cho riêng mình bởi biết đâu bạn sẽ bỏ lỡ cả túi vàng mà cuộc sống trả lại cho bạn” ^_^ em nghĩ, nếu biết cho đi 1 cách chân thành và thật lòng thì cuộc sống sẽ trả lại cho mình còn nhiều hơn cả 1 túi vàng đó! quà tặng của cuộc sống lúc nào cũng kỳ diệu.

  • Quỷ Dữ

    Tôi cảm thấy câu chuyện này lại nói về một hướng khác. Túi gạo đó là tất cả những gì của người ăn mày kia. Nếu anh còn 1 dollar trong túi để ăn qua ngày khi mình sắp chết đói anh có thể tặng nó cho 1 tỉ phú ko? Tôi nghĩ người ăn mày chỉ tưởng trưng cho những con người luôn hối tiếc quá khứ thôi. 

    • Henry Long Nguyen

      Dĩ nhiên là ai cũng có thể nghĩ về 1 câu chuyện theo nhiều hướng khác nhau, đôi khi đó cũng là nguyên nhân gây nên sự tranh cãi. Tuy nhiên, điều đó trong Blog này thật là thừa.

      Bởi nếu mở tâm trí của mình ra để hiểu được ngôn từ mà tôi sử dụng có lẽ nhiều người sẽ đồng ý với tôi nhiều hơn bởi hoàn cảnh, câu từ và cả lời lẽ cùng với ngụ ý của nhà vua: anh sẽ thấy rằng cả câu truyện này là Logic.

      Kẻ ăn mày không hẳn là ngu ngốc và nhà vua thì càng không phải kẻ nhẫn tâm. Kẻ ăn mày biết như vậy. Hắn biết mình đang đánh 1 canh bạc, nhưng rõ ràng ở đây hắn đang muốn dc nhiều hơn mà lại chẳng muốn đánh đổi thứ gì cả, nhà vua thì cũng ko hẳn là vô lý khi có 1 đề nghị như thế…

      Ví như anh biết 1 kẻ là tỷ phú, trong túi anh còn 1 USD để dành cho ngày mai. ANh đi xin tiền gã. Gã tỷ phú lại yêu cầu anh như sau (Chú ý từng câu chữ nhé):

      – Nếu có thể… mày có thể đưa tao bao nhiêu phần trong số tiền mày có?

      Dĩ nhiên lúc này anh sẽ bất ngờ nhưng chắc chắn cũng không-ngu-ngốc đến mức nghĩ rằng tên tỷ phú này sẽ không đền đáp mình thứ gì sau khi mình cho hắn 1 USD chứ? Và thay vì như thế, kẻ nào đắn đo thường sẽ cho 1 nửa. Còn kẻ ăn mày như trong truyện thì lại muốn có nhiều mà chẳng chi ra thứ gì và phải đắn đo mãi hắn mới trích ra 1/10 trong cái số tiền mà hắn có – hãy nhớ rằng ngay từ đầubài viết đã có trích dẫn điều đó – ngụ ý truyện là thái độ sống của chúng ta.

      Cho đến khi nào anh hiểu nếu thế gian này mọi người cùng hiểu dc 1 vấn đề chung như nhau thì có lẽ nó đã không rắc rối. Ngày xưa, tôi hiểu nhiều điều đến độ chẳng còn muốn chia sẻ với ai… nhưng cuối cùng tôi chọn thể hiện như những gì trình bày ở BLOG này đây… anh có biết vì sao không?

      • Hoimai2011

        em thấy rằng cái chi tiết “1 phần rất nhỏ” ở đây, tác giả hẳn phải cân nhắc rất nhiều để thể hiện sự ko muốn mất đi của người ăn xin. Giả như ta đặt mình vào hoàn cảnh của y, ta sẽ làm sao nhỉ, cho tất?, 1 nửa?, 1 phần?, rất ít?, thậm chí hỏi luôn nhà vua thì cần gì số gạo cỏn con này mà tại sao đòi hỏi vậy, cũng có thể cho luôn hoặc suy nghĩ 1 lát mới quyết định cho bao nhiêu … Cũng là cho 1 phần (ko phải là 
        “1 phần rất nhỏ”), cũng 1 hồi đắn đo, nhưng nếu đó là phần mà ông ta quyết định sẽ nhịn phần ăn của mình hôm nay để “cho vua”, phần còn lại trong túi, ko thể nào để lũ trẻ ở nhà phải nhịn đói đc vì vốn số gạo cho chúng đã rất ít rồi, nếu cho cả hoặc cho nửa hẳn rằng chúng sẽ phải đói lắm, ta lớn rồi và đã chịu đói nhiều, dễ dàng chịu khổ hơn là chúng. Song hẳn cái chi tiết 
        “1 phần rất nhỏ” để thấy rằng trường hợp kia khó xảy ra mà phần lớn là do sự ko muốn cho đi của y. Tình huống như đã đề cập có lẽ là sẽ rất đáng trọng, song có thể cái ông ta cũng vẩn chỉ nhận đc 1 túi vàng nhỏ, nếu như ông ta ko trình bày cho lý do của mình (vd: tôi có thể biếu vua toàn bộ số gạo này nếu ngài cần, nhưng lũ trẻ ở nhà cần số gạo này của tôi, ngày nay tôi sẽ nhịn đói và biếu ngài toàn bộ phần của mình.)

      • Nganhip89

        Anh Henry nói đúng. Người ăn mày chỉ muốn được nhận mà không muốn bỏ ra, nghĩ rằng vua giàu thì cho mình là điều đương nhiên.  Không có gì là đương nhiên hết. Phải cho đi mới được nhận lại. Tiền bạc của người giàu và người nghèo cũng đều là tiền cả. Tất nhiên người giàu chia sẻ với cộng đồng là điều đáng quý nhưng điều đó không bắt buộc. Chẳng hạn khi có tin tức họ chơi chó ngao chẳng hạn, cư dân mạng liền bình luận: người nghèo còn k có ăn, giá họ đem tiền đó đi làm từ thiện thì có phải giúp đỡ được bao  người… Giúp đỡ người khác là việc nên làm, không nên chỉ chăm chăm bắt người giàu phải làm việc đó.

  • Nguyễn Tuấn Phong

    Dù năm nay e mới chỉ có 16 tuổi, kinh nghiệm cuộc sống còn là rất ít, không có được nhiều chứng kiến nhưng nếu giả dụ thế này. Nếu em cho một người từ khi còn rất nghèo rất nhiều thứ: tình yêu, sự tin tưởng, tiền bạn hay đại lọai như vậy vì em tin khi người đó thành công, anh ta/ cô ta sẽ trả ơn mình nhưng cuối cùng thì lại quay ra phản bội. Hoặc có thể em k phải là một nhà triệu phú hay tỉ phú gì, chỉ là muốn giúp đỡ nhưng người nghèo bằng cách quyên góp tài sản của mình cho 1 những người nghèo hơn em nhưng liệu trong số họ sẽ có một ai  quyết tâm cảm ơn người quyên góp bằng hành động hay trong lòng họ chỉ nghĩ là rất biết ơn. Em thấy đôi lúc cho 1 điều gì đó, nhận lại đuợc những gì xứng và quan trọng hơn là điều đó làm chúng ta cảm thấy vui và có niềm tin hơn vào cuộc sống. 😀 (nếu có gì sai sót trong cách xưng hô thì cho em được xin lỗi)

    • Henry Long Nguyen

      Uhm… điều quan trọng là em đang “cho đi” với hình ảnh của ai trong câu chuyện? Vị vua hay kẻ ăn mày? Vị vua cho đi… không hẳn là vì ông ấy là vua… mà là vì ông ấy chẳng cần biết kẻ đó có biết ơn hay sẽ trả ơn mình hay ko? Làm ơn há để mong ng ười trả ơn là thế. Nhưng ở đây, chúng ta thấy rằng… vị vua ko phải kẻ tùy tiện ném tiền bừa bãi, cái cho cũng cần sự thông minh.

      Và ở 1 góc cạnh khác, hãy hiểu rằng bản thân mình phải đủ “lực” khi có suy nghĩ muốn giúp đỡ nhiều người bởi đơn giản thôi: Billgate cũng sẽ không thể làm từ thiện nếu ông ấy cũng chỉ là kẻ ăn mày. Do vậy, trước khi muốn làm gì tốt đẹp cho thế giới, hãy làm bản thân đủ “lực” trước.