Trắc Nghiệm MBTI Miễn Phí [Phần 1]


Cập Nhật: 08/08/2016

Trước khi làm bài trắc nghiệm MBTI miễn phí này – sỡ dĩ phải nói là Free là vì đây là loại trắc nghiệm có trả phí… Vì lẽ đó, tôi thành thật khuyên bạn nên đọc kỹ và tìm hiểu sơ qua kiến thức cơ bản về MBTI, hệ thống phân loại tính cách này được đánh giá như thế nào, áp dụng ra sao qua tất cả các phần trong bài viết này.

Tôi chia bài viết này ra 2 phần, tất nhiên phần 1 là phần chính và quan trọng nhất với bài trắc nghiệm chuẩn. Còn phần 2 là một phần Bonus, để các bạn tham khảo lại tính chính xác của bảng phân loại.

Cũng nói ngay từ đầu, tất cả các bài viết về kết quả của từng nhóm tính cách trong phân loại MBTI tại Website này: 70% là lấy nguồn từ trang MBTI – các bạn có thể đối chiếu kết quả ngay tại trang gốc. Tuy nhiên, 30% còn lại trong tất cả các bài viết ở đây là được bổ sung từ các bài tôi sưu tầm được trên mạng. Bởi tôi thích kiến thức được tổng hợp và trình bày lại một cách đầy đủ nhất nên tôi tổng hợp lại. Do vậy, tôi không có liên hệ nào trong việc đúng sai trong nội dung cũng như giữ tác quyền của bản dịch mà chỉ trong vai trò của một trang lưu trữ thông tin. Vì vậy, nếu nghi ngờ về nội dung trong các bài viết ở đây là không chính xác – 1 lần nữa tôi khuyến khích các bạn tra cứu và so sánh với trang chuyên về MBTI khác.

Tôi có một vài điều + kinh nghiệm muốn chia sẻ trước khi bạn thực hiện 64 câu hỏi trắc nghiệm này.

1/ Với một số người, chắc chắn rằng sẽ chẳng bao giờ có thứ gì miêu tả chính xác về họ… kể cả trắc nghiệm MBTI. Lý do là vì họ chỉ đi tìm, chỉ trả lời theo cái mà họ muốn chứ không phải là cái mà họ đang thực có, đang là như vậy. Trước đây, trước khi viết bài trắc nghiệm MBTI miễn phí này… tôi từng bỏ rất nhiều tiền để trắc nghiệm cho những người bạn của mình song song cả 2 hệ thống có trả phí và cả miễn phí.

Trong số đó, có vài người mà ngay từ khi bắt đầu tôi đã biết kết quả sẽ sai… và luôn sai. Vì họ trả lời không đúng như tính cách mà tôi nhận thấy là họ đang có mà chỉ trả lời theo cái ý: “Với câu hỏi này tôi muốn trả lời như thế này này…” Cá biệt có người còn đòi phải trả lời sao cho phải ra kết quả là: “Người nhìn xa trông rộng” hoặc “Nhà khoa học” thì mới chịu. 

2/ Bạn có thể hoàn toàn không cần theo hướng dẫn của tôi cũng như không cần tham khảo bài dịch về 64 câu hỏi trắc nghiệm + phần diễn giải của riêng tôi trong mỗi câu hỏi để hoàn thành bài trắc nghiệm khi bạn tự tin với vốn kiến thức ngoại ngữ của mình thì bạn có quyền bỏ qua bài viết này.

Nếu không tin tưởng bản dịch của tôi: Bạn có thể tìm đến trang MBTI khác để làm bài trắc nghiệm tại đó.

3/ Tôi sử dụng bản dịch của riêng mình và + thêm phần diễn giải trong mỗi câu hỏi để làm rõ hơn tính hệ thống của từng câu hỏi. Tôi mong các bạn thật sự nghiêm túc trong vấn đề bản quyền. Các bạn có thể sao chép lại ý tưởng cho việc phát hành MBTI miễn phí từ tôi để phổ biến lên diễn đàn và Blog của bạn… nhưng đừng sao chép lại bản dịch của tôi cũng như ý tưởng của phần diễn giải tôi áp dụng trong 64 câu hỏi trắc nghiệm MBTI này.

4/ Đừng nhầm lẫn mô hình trắc nghiệm MBTI miễn phí mà henrylongnguyen.com áp dụng với các trang Web khác cũng có cung cấp bài trắc nghiệm miễn phí này. Lý do, các trang Web đó không cho kết quả ngay lập tức mà phải bạn phải chờ kết quả thông qua Email. Thật ra việc trả kết quả thông qua Email sau 1 – 2 ngày là do họ phải đánh lại toàn bộ đáp án của bạn thông qua một trang Web trung gian khác để có được kết quả cuối cùng. Cũng chắng ai ở không làm việc này nếu không phải vì lý do muốn quảng bá trang Web.

Tôi hoàn toàn có thể làm giống họ nhưng mục đích của tôi không phải như vậy, cho nên tôi sẽ hướng các bạn đến ngay trang Web gốc cung cấp Miễn phí bài trắc nghiệm này. Đôi khi tôi nghĩ trắc nghiệm MBTI có cái hay của nó vì là phải trả phí – nếu mỗi lần bạn làm bài trắc nghiệm này mà nghĩ rằng mình phải trả phí cho mỗi lần như thế thì phải đắn đo trả lời cho thật chính xác đúng không? Còn lý lẽ của tôi khi tìm tòi và mang cái miễn phí này đến mọi người là vì tôi muốn các bạn có điều kiện đánh giá lại nhiều lần tính chất chắc chắn trong kết quả. Và cũng là muốn nhiều người được tiếp cận bài trắc nghiệm này hơn mà không phải trả phí.

5/ Một vài bạn thấy mình thường bị dao động bởi kết quả của các cặp xu hướng (chỉ thay đổi duy nhất 1 chữ cái trong tên của kết quả). Đó là vì ai cũng có đủ cả 4 cặp xu hướng: [E/I], [N/S], [T/F], [J/P], quan trọng là bạn thường xuyên sử dụng khuynh hướng nào nhiều hơn mà thôi. Bạn Feeling [F] không có nghĩa là bạn không có Thinking [T]. Bạn Nguyên Tắc [J] không có nghĩa là bạn không Linh Hoạt [P] và ngược lại. Đây là điều rất bình thường.

Trên thực tế, tôi tự kiểm nghiệm kết quả với bản thân mình qua 3 lần – 1 lần trả phí và 2 lần miễn phí. Kết quả là dù chỉ số % có dao động qua mỗi lần trắc nghiệm nhưng vẫn chỉ là 1 kết quả duy nhất. Và tôi cũng mong bạn nhìn nhận và khẳng định kết quả từ góc nhìn như thế – làm trắc nghiệm nhiều lần để kiểm chứng lại kết quả chính xác nhất với mình nếu rơi vào trường hợp kết quả đôi khi thay đổi 1 chữ cái duy nhất ở các cặp xu hướng… chứ không phải là vì miễn phí rồi chúng ta làm nhiều lần để đi tìm kiếm kết quả mà mình muốn có được như một vài trường hợp tôi vừa kể trên.

6/ Khuyến cáo: Bài trắc nghiệm nghiêm túc này không dành cho người chưa trưởng thành về mặt tâm lý bởi nếu áp dụng sẽ cho ra kết quả không đúng. Hãy làm trắc nghiệm trong lúc tinh thần ổn định và thoải mái nhất – không bị vướng bận thời gian cũng là một ưu tiên (làm với tâm trạng như khi đi nghĩ mát, du lịch và tận hưởng). Trả lời trung thực với bản thân, với kết quả mà bạn cho là miêu tả gần đúng với mình nhất bởi vì đừng sợ hay mắc cỡ – chắc chắn rằng sẽ không có ai dòm ngó câu trả lời của bạn mà đánh giá hay trêu chọc để rồi bạn tự trả lời sai sự thật.

Nếu cảm thấy đang bị áp lực với nhiều thứ suy nghĩ trong cuộc sống thì đừng làm, hãy dời lại lúc khác. Để kiểm tra tính chính xác của kết quả khi làm lại lần thứ 2, 3 hoặc những lần khác thì hãy đợi 1 thời gian khoảng 1  – 2 tuần, đừng làm trắc nghiệm này liên tục trong thời gian ngắn để tìm kiếm kết quả chắc chắn nhất – vì nó sẽ sai.

16 loại hình tính cách trong bản phân loại MBTI – tất cả không nhắm vào mục tiêu miêu tả tính cách của bạn là đúng hay sai – giống hay không giống. Mỗi loại tính cách đều mang ưu và nhược điểm được chỉ ra để chúng ta nâng cao, phát huy nếu là ưu điểm cũng như khắc phục – triệt tiêu dần để hoàn thiện khả năng của chính mình. Đó chính là mong muốn và ý nghĩa mà bài trắc nghiệm MBTI mang lại.

Henry Long Nguyen


Giới Thiệu

Bài kiểm tra phân loại tính cách MBTI (Myers-Briggs Type Indicator) được phát triển gần 60 năm trước đây bởi Katharine Cook Briggs và con gái của bà – Isabel Briggs Myers. Cùng với sự hợp tác đắc lực của nhà tâm lý học nổi tiếng người Thuỵ Sỹ, Carl G. Jung.

MBTI ban đầu được tạo dựng để mọi người có thể đưa ra những quyết định lựa chọn nghề nghiệp thông minh và giúp đỡ mọi người hiểu được sự khác biệt của các dạng tính cách thông thường. Sau nhiều năm được nghiên cứu và phát triển thêm, MBTI được xem là công cụ phân loại tính cách chính xác nhất và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. MBTI đã được dịch ra khoảng 30 ngôn ngữ và cứ mỗi năm trên thế giới lại có hàng triệu người làm trắc nghiệm MBTI để hiểu thêm về tính cách của bản thân. Nhiều nhà tuyển dụng, các tập đoàn đa quốc gia cũng áp dụng xen kẽ trắc nghiệm MBTI trong các câu hỏi để phân loại và phát triển nhân viên, ứng cử viên nhắm tối ưu nguồn nhân lực.

Việc hiểu được sự đa dạng của các dạng tính cách cá nhân khác nhau sẽ giúp mọi người nhận ra và đánh giá đúng các điểm mạnh, điểm yếu của từng người, nhờ đó trả lời được câu hỏi tại sao tất cả mọi người không ai giống ai, lý giải được câu hỏi tại sao mình có xu hướng hành động khác những người khác. MBTI cũng sẽ giúp bạn thành công hơn trong những mối quan hệ nhờ thấu hiểu và thông cảm được với suy nghĩ và hành động của những người xung quanh mình, từ đó có cách ứng xử phù hợp và khéo léo nhất. Bên cạnh đó, MBTI cũng là một trong những công cụ giúp bạn định hướng công việc phù hợp với bản thân.

 

MBTI là phương pháp dùng để phân loại tính cách con người với 4 tiêu chí phân loại:

1/ XU HƯỚNG TỰ NHIÊN: Extraversion (Hướng ngoại) / Introversion (Hướng nội)

Đây là 2 xu hướng đối lập thể hiện xu hướng ứng xử với thế giới bên ngoài.

  • Hướng ngoại – hướng về thế giới bên ngoài gồm các hoạt động, con người, đồ vật.
  • Hướng nội – hướng vào nội tâm, bao gồm ý nghĩ, tư tưởng, trí tưởng tượng.

Đây là 2 mặt đối lập nhưng bổ sung lẫn nhau. Tuy nhiên, một mặt sẽ chiếm ưu thế trong việc phát triển tính cách và ảnh hưởng đển cách ứng xử.

2/ TÌM HIỂU VÀ NHẬN THỨC THẾ GIỚI: Sensing (Giác quan) / iNtuition (Trực giác)

Đây là 2 xu hướng đối lập nhau về cách chúng ta tiếp nhận thông tin từ thế giới bên ngoài.

  • Trung tâm “Giác quan” trong não bộ chú ý đến các chi tiết liên quan đến hình ảnh, âm thanh, mùi vị… của hiện tại được đưa đến từ 5 giác quan của cơ thể. Nó phân loại, sắp xếp và ghi nhận những chi tiết của các sự kiện thực tế đang diễn ra. Nó cũng cung cấp các thông tin chi tiết của các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ.
  • Trung tâm “Trực giác” của não bộ chịu trách nhiệm tìm hiểu, diễn dịch, và hình thành các mô hình từ thông tin thu thập được; sắp xếp các mô hình và liên hệ chúng với nhau. Nó giúp cho não bộ suy đoán các khả năng và tiên đoán tương lai.

3/ QUYẾT ĐỊNH VÀ CHỌN LỰA: Thinking (Lý trí) / Feeling (Tình cảm)

Đây là 2 xu hướng đối lập về cách chúng ta đưa ra quyết định và lựa chọn của mình.

  • Phần lý trí trong não bộ con người phân tích thông tin một cách khách quan, làm việc dựa trên đúng/sai, suy luận và đưa ra kết luận một cách có hệ thống. Nó là bản chất logic của con người.
  • Phần cảm giác của não bộ đưa ra quyết định dựa trên xem xét tổng thể; yêu/ghét; tác động qua lại lẫn nhau; và các giá trị nhân đạo hay thẩm mỹ. Đó là bản chất chủ quan của con người.

4/ CÁCH THỨC HÀNH ĐỘNG: Judging (Nguyên tắc) / Perceiving (Linh hoạt)

Đây là cách thức mà mỗi người lựa chọn để tác động tới thế giới bên ngoài.

  • Nguyên tắc: tiếp cận thế giới một cách có kế hoạch, có tổ chức, có chuẩn bị, quyết định và đạt đến một kết cục rõ ràng.
  • Linh hoạt: tiếp cận thế giới một cách tự nhiên, tìm cách thích nghi với hoàn cảnh, thích một kết cục bỏ ngỏ, chấp nhận những cơ hội mới, và chấp nhận thay đổi kế hoạch.

ĐẶC ĐIỂM CHUNG

I – INTROVERSION – (HƯỚNG NỘI)

  • Suy nghĩ và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi hành động
  • Cần có một khoảng thời gian riêng tư đáng kể để nạp năng lượng
  • Hứng thú với đời sống nội tâm, đôi khi tự cô lập với thế giới bên ngoài
  • Thích nói chuyện riêng tư 2 người.
  • Hiếm khi chủ động xin ý kiến của người khác

E – EXTRAVERSION– (HƯỚNG NGOẠI)

  • Hành động trước hết, suy nghĩ và cân nhắc sau
  • Cảm thấy khổ sở nếu bị cách ly với thế giới bên ngoài
  • Hứng thú với con người và sự việc xung quanh
  • Quảng giao, thích tiếp xúc với nhiều người
  • Dễ bắt chuyện

S – SENSING  – (CẢM GIÁC)

  • Sống với hiện tại
  • Thích các giải pháp đơn giản và thực tế
  • Có trí nhớ tốt về các chi tiết của những sự kiện trong quá khứ
  • Giỏi áp dụng kinh nghiệm
  • Thoải mái với những thông tin rõ ràng và chắc chắn

N – INTUITION – (TRỰC GIÁC)

  • Hay nghĩ đến tương lai
  • Sử dụng trí tưởng tượng, hay sáng tạo ra những khả năng mới
  • Thường chỉ nhớ đến ý chính và các mối liên hệ
  • Giỏi vận dụng lý thuyết
  • Thoải mái với sự nhập nhằng, hay những thông tin không rõ ràng

T – THINKING  – (LÝ TRÍ)

  • Luôn tìm kiếm sự kiện và tính logic để đưa ra kết luận
  • Có xu hướng để tâm đến các nhiệm vụ, công việc cần phải hoàn thành
  • Dễ dàng đưa ra những phân tích thấu đáo và khách quan
  • Chấp nhận xung đột là một phần tự nhiên trong mối quan hệ giữa người với người.

F – FEELING – (TÌNH CẢM)

  • Xem xét cảm xúc cá nhân và ảnh hưởng của một quyết định lên người khác trước khi đưa ra quyết định đó.
  • Nhạy cảm với những nhu cầu và phản ứng của người khác.
  • Tìm kiếm sự nhất trí và ý kiến của số đông.
  • Khó xử khi có xung đột; hoặc có phản ứng tiêu cực khi xảy ra bất hòa.

J – JUDGING – (NGUYÊN TẮC)

  • Có kế hoạch chu đáo trước khi hành động
  • Tập trung vào các hoạt động có tính nhiệm vụ, hoàn tất các công đoạn quan trọng trước khi tiếp tục
  • Làm việc tốt nhất và không bị stress khi hoàn thành công việc trước thời hạn
  • Tự đặt ra mục tiêu, thời hạn, và các chuẩn mực để quản lý cuộc sống

P – PERCEIVING – (LINH HOẠT)

  • Có thể hành động mà không cần lập kế hoạch; lập kế hoach tùy theo tình hình
  • Thích làm nhiều việc cùng lúc, thích sự đa dạng, có thể vừa làm vừa chơi
  • Chịu sức ép tốt, làm việc hiệu quả nhất khi công việc gần hết hạn
  • Tìm cách tránh né cam kết nếu nó ảnh hưởng đến sự linh động, sự tự do và da đạng của bản thân

Phân Loại và Xác Định:

Các yếu tố được đề cập ở trên tuy trái ngược nhau nhưng chỉ nhằm thể hiện sự khác nhau giữa con người và không có yếu tố nào tốt hơn các yếu tố còn lại. Từ 4 tiêu chí này, đưa ra 16 tính cách MBTI khác nhau. Tên của mỗi nhóm đều có 4 chữ cái, đại diện cho 4 tiêu chuẩn phân loại. Cho nên việc đọc tên 4 chữ cái này có thể đã tóm tắt xu hướng tính cách chính của nhóm đó.

Và tên gọi của 16 nhóm này không ảnh hưởng và xác định xu hướng nghề nghiệp như nhiều bạn lầm tưởng. Chính xác đó chỉ là 1 tên gọi chung để xác định nhóm tính cách. Ví như bạn làm trắc nghiệm cho ra kết quả Nhà Khoa Học thì không nhất thiết bạn phải cố gắng để trở thành nhà khoa học cho đúng tên gọi của nhóm đó – điều này thật điên và ngớ ngẩn. Thông suốt điều này sẽ hiểu chính xác đó chỉ là tên gọi theo nét tính cách của nhóm và không ảnh hưởng gì đến những lựa chọn công việc, nghề nghiệp mà bạn đã chọn theo từ bấy lâu. Tên gọi được đặt theo những tiêu chuẩn khác nhau, ở một số trang Web nước ngoài các tên gọi này đều được thay đổi – cũng như nhóm INTP – chúng ta gọi đây là nhóm những Nhà Tư Duy nhưng ở 1 số nơi họ gọi đấy là nhóm Architects tức là Kiến Trúc Sư hoặc Người Sáng Tạo. Một lần nữa cho thấy tất cả chỉ là 1 cái tên được đặt để dễ phân biệt và gọi – hãy chú ý điều này.

Người kiểm tra cần trả lời 64 câu hỏi dạng trắc nghiệm dựa trên các tiêu chí trên để xác định cá tính của một cá nhân. Những người làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin rất đa dạng nhưng họ không phải là những người có cá tính hướng ngoại hay thu thập thông tin dựa theo giác quan. MBTI nhận dạng tính cách là công cụ ra đời để đáp ứng nhu cầu tất yếu để giúp các nhà quản lý trong quản lý nhân sự.

Bản thân thấy tinh thần thoải mái, và không bị bó buộc bởi kết quả trắc nghiệm thế nào vì mỗi một khả năng kết hợp 4 tiêu chí trên là một loại tính cách của con người. Và theo cách như vậy thì có 16 loại tính cách. Tuy nhiên các tính cách đó được phân thành 4 nhóm sau:

  • Drivers – Lôi kéo:                INFJ, INFP, INTJ, INTP
  • Expressives – Biểu thị:      ENFJ, ENFP, ENTJ, ENTP
  • Analyticals – Phân tích:    ESTJ, ESFJ, ESTP, ESFP
  • Amiables – Dễ kết thân:    ISTJ, ISFJ, ISTP, ISFP

MBTI có những ứng dụng điển hình sau:

– MBTI là 1 công cụ hỗ trợ nhận dạng một số tính cách, cá tính, tâm lý riêng của từng người (khám phá bản thân).

– MBTI giúp chúng ta tổ chức, sắp xếp các cá nhân lại với nhau để tạo nên một tập thể gắn kết, làm việc hiệu quả, phát huy tối đa những điểm mạnh và hạn chế những khuyết điểm của từng cá nhân cũng như việc bố trí các cá nhân với những vai trò và nhiệm vụ phù hợp với tính cách, sở thích của họ. Giúp các thành viên trong nhóm hiểu nhau hơn và đưa ra những ứng xử phù hợp.

– Các công ty thường dùng công cụ MBTI để kiểm tra tính cách của các ứng viên tuyển dụng, để xem ứng viên mạnh mặt nào và yếu mặt nào, xem thử ứng viên có thích hợp với công việc mà công ty giao hay không.

– Trong việc quản lý nhân sự cho dự án, vấn đề phát triển các nhóm để thực hiện cho từng phần của dự án đóng một vai trò hết sức vai trò quan trọng. Nó có thể ảnh hưởng đến cả chất lượng, tiến độ của dự án. Các thành viên trong nhóm nếu hòa hợp nhau thì công việc thực hiện dự án sẽ đúng với tiến độ và thời gian được đề ra từ lúc ban đầu. Để thành lập nhóm, nhóm trưởng thường dùng công cụ MBTI để test các thành viên chuẩn bị tham gia vào nhóm, xem thử cá tính của thành viên đó có hòa hợp với nhóm không.

– MBTI phục vụ cho mục đích hướng nghiệp. Qua bài trắc nghiệm sẽ thu thập được các tính cách điển hình, đối chiếu với yêu cầu tính cách và kỹ năng của các ngành nghề để đánh giá độ tương hợp và đưa ra khuyến nghị những nhóm ngành nghề phù hợp.

BÀI TRẮC NGHIỆM MBTI

Như đã nói: những trang chuyên về MBTI và khai thác dịch vụ này (có trả phí), có bài dịch của họ và nếu bạn muốn sử dụng được bài trắc nghiệm trên trang của họ: BẠN PHẢI TRẢ PHÍ – Tôi sử dụng bản dịch của riêng mình với những từ ngữ tôi chọn lọc và cho rằng đó là những ngôn từ miêu tả chuẩn nhất với ý đồ trong từng câu hỏi. Và thực hiện việc này không dễ dàng chút nào – Vì vậy, mong các bạn hãy tôn trọng điều này: XIN HÃY CÓ Ý THỨC – ĐỪNG COPY BẢN DỊCH CỦA TÔI để chia sẻ trên bất kỳ diễn đàn, Blog cá nhân, cũng như trên các Mạng Xã Hội.

Click Để Hiển Thị Nội Dung Được Ẩn – Show ▼

Tiếp tục với: Trắc Nghiệm MBTI Miễn Phí – Phần 2

Kết Quả:

© 2011 – 2016, https:. Luôn Tôn Trọng và Bảo Hộ mọi Tác Quyền như một lời cảm ơn!


Viết một bình luận...

132 thoughts on “Trắc Nghiệm MBTI Miễn Phí [Phần 1]

  • Le T Linh

    Chào Admin.

    Bạn cần phải chỉnh sửa lại bài dịch. Vì bài test đã thay đổi, giờ chỉ còn 64 câu. và khá nhiều câu hỏi đã thay đổi.

    Bạn mau cập nhật để những bạn sau test dễ hiểu + chính xác hơn.

    • Ngọc Bích

      Chào anh henrylongnguyen!
      A ơi sao câu hỏi và câu trả lời k khớp nhau nên e làm k được chính xác. e nhớ giao diện cũ dễ hiểu và chính xác hơn và câu trả lời chỉ “yes” hoặc “no” nên dễ trả lời hơn, mong a cập nhật lại.
      Cảm ơn anh về những bài viết rất bổ ích và ý nghĩa. mong nhận được phản hồi sớm từ anh!
      Thân,

  • hoang anh

    Anh Henry ơi! anh nói có 72 câu mà giờ nó còn có 64 câu nên trật tự nghĩa lẫn câu cũng bị lộn xộn theo rôi!