Mối Quan Hệ Giữa 4 Nhóm Nguyên Tố Hoàng Đạo


Vòng tròn Hoàng Đạo chia ra 12 cung, phân thành 4 nguyên tố đã tạo ra thế giới theo quan niệm phương Tây: Đất, Nước, Lửa, Khí. Cứ ba cung được xếp vào một nhóm nguyên tố, những cung ở chung nhóm luôn hợp nhau nhất. Tuy nhiên, không phải hai cung khác nhóm lúc nào cũng kị nhau.

– Nguyên tố Đất: Ma Kết, Xử Nữ, Kim Ngưu. Những người nhóm đất rất chung thủy, cần cù, ôn hòa và khoan thai.

– Nguyên tố Nước: Song Ngư, Cự Giải, Hổ Cáp. Người nhóm nước thường nhạy cảm, dễ bị tổn thương, có thiên hướng nghệ thuật.

– Nguyên tố Lửa: Dương Cưu, Sư Tử, Nhân Mã. Tính cách người nhóm lửa đặc biệt nồng cháy, đam mê, nông nổi nhưng rất gan dạ.

Nguyên tố Khí (Gió): Song Tử, Thiên Bình, Bảo Bình. Đặc điểm: Họ yêu tự do, thông minh, tính tình phóng khoáng, tư tưởng cấp tiến.




Đất và Đất
: Đất và đất có thể được hạnh phúc với nhau, tạo thành một khối vững chắc và kiên cố. Rắn, cứng , không di chuyển. Thực tế và ổn định đến mức mờ nhạt. Điều này có thể tuyệt vời nếu bạn tìm kiếm một sự an toàn nhưng nó rất buồn tẻ và nhàm chán.

Đất và Nước: Nước là một phần bổ sung hoàn hảo cho đất, cung cấp độ ẩm, tình cảm cho đất cứng nhắc. Tuy nhiên quá nhiều nước sẽ tạo thành một đầm lầy.

Đất và Lửa: Lửa đem đến sự hoạt bát và sức sống cần thiết cho Đất, sự nồng nhiệt giúp đất năng động và vui vẻ hơn.

Đất và Khí: Khí năng động, tự do nên sẽ giúp cho Đất hoạt động hơn mức bình thường, vì Đất là dạng bị động. Do Khí ở trạng thái chủ động, nên Đất ko thể qua mặt, hay vượt lên được Khí. Có thể Đất và Khí không hợp với nhau.


Nước và Nước: Nước và nước kết hợp với nhau rất tốt, khi hai bên đều thụ động và không thích di chuyển. Đây có thể là một sự kết hợp hài hòa nhưng cũng có thể sẽ đem đến một sự nhàm chán vì thụ động.

Nước và Đất: Nước chịu ảnh hưởng của Đất thường rất may mắn khi sự ổn định của Đất cung cấp một nền tảng vững chắc cũng như một sự chăm sóc tốt cho Nước. Cả hai đều thụ động và hài lòng nếu như không không có nhiều sự chuyển động.

Nước và Khí: Nước và Khí có thể là một cặp đôi tuyệt vời nếu có sự cân bằng tốt. Tuy nhiên nếu sự năng động và lý trí của Khí quá nhiều sẽ dẫn đến bất ổn. Nước không thích lý trí quá nhiều trong khi đó Khí lại mất kiên nhẫn với sự đa cảm của Nước.

Nước và Lửa: Nước nhận được sức nóng của lửa chắc chắn là không hạnh phúc, phần lớn nó chỉ cảm thấy bị làm phiền và ghét những kẻ quấy nhiễu. Nước điềm tĩnh nên chỉ cần một tiếng chuông cảnh tỉnh có thể thoát ra khỏi sự phiền toái này nhưng dẫu sao nó vẫn không thích.


Lửa và lửa: Lửa với lửa tăng cường sức mạnh cho nhau, nó có thể là một điều tốt nhưng cũng có thể là một điều xấu. Bởi vì sự hoạt động và năng lượng được nâng cao nhưng mức độ tàn phá và áp lực cũng khắc nghiệt hơn.

Lửa và Khí: Khí giúp làm dịu lửa nhưng sự liên kết lỏng lẻo của hai yêu tố có thể dẫn đến sự mất ổn định.

Lửa và Đất: Đất cung cấp nhiên liệu cho lửa và giúp lửa ổn định tuy nhiên sự cung cấp này không nên là quá nhiều. Nếu Đất mạnh hơn sẽ làm cản trở tinh thần của lửa khiến lửa trùng xuống, ít hoạt động hơn.

Lửa và Nước: Lửa và nước là một sự kết hợp không tốt đơn giản vì chúng khắc nhau. Trong một số trường hợp hiếm hoi nước có thể giúp lửa cân bằng cảm xúc nhưng trong 99% lửa bị suy yếu hoặc thậm chí bị dập tắt.


Khí và Khí: Khí và khí tất nhiên là một sự kết hợp hài hòa, sắc nét của lý trí và hành động. Tuy nhiên, sự kết hợp của không khí và không khí có thể thiếu một sự ổn định nhất định hoặc tính thực tế.

Khí và Lửa: Lửa là một người bạn tốt của Không khí, đem đến sức mạnh và niềm đam mê để đầu óc hoạt động, thúc đẩy sự bay bổng của tâm trí với những sáng tạo mới. Tuy nhiên, ngay cả bạn bè tốt nhất có thể trở thành một người cản trở .

Khí và Nước: Không khí và nước có thể là một cặp tuyệt vời, tình cảm và sự tốt bụng của Nước giúp Khí có phân tích hợp lý hơn trong suy nghĩ.

Khí và Đất: Đất ít chịu ảnh hưởng của Khí. Đất có thể giúp Khí bình tĩnh, định tâm. Nhưng trong một số trường hợp, Đất lại làm Khí thụ động, và ít hoạt động hơn.

Henry Long Nguyen
Tổng Hợp Wikipedia

© 2011, https:. Luôn Tôn Trọng và Bảo Hộ mọi Tác Quyền như một lời cảm ơn!


Viết một bình luận...

13 thoughts on “Mối Quan Hệ Giữa 4 Nhóm Nguyên Tố Hoàng Đạo

  • Vanhongoanh

    em khong hieu tai sao cac cap doi Khi-Nuoc lai khac Nuoc-Khi, Khi-Lua khac Lua-Khi a?
    (Em la Khi)

    • Henry Long Nguyen

      2 nguyên tố cùng giống nhau nhưng nếu được gọi tên trước… tức để ám chỉ nguyên tố trội hơn. Cũng giống như vào quán và gọi: Càfe sữa, sẽ khác với sữa càfe.

  • Henry Long Nguyen

    Tục ngữ có câu – “gần mực thì đen – gần đèn thì sáng” theo bạn nếu mực và đèn ở cạnh nhau thì cái nào thắng? 1 người cực tốt ở chung với 1 người cực xấu xa ai sẽ trội hơn? Hiểu được nguyên lý này thì sẽ hiểu ra đáp án cho chính mình.

  • Booming Loud

    Mình lấy sun sign để xem nguyên tố phải k ạ? Như a từng nói, không phải chỉ có sun sign là quan trọng nhất, nếu đem moon sign hay venus sign để xem mình thuộc nguyên tố nào thì có sai k ạ?

  • Henry Long Nguyen

    Bài này viết cho SunSign. Anh ko nói như em, anh nói Sunsign không phải là Dấu hiệu duy nhất quan trọng vì cạnh nó còn những dấu hiệu khác. Để thống nhất thường người ta chỉ xem nguyên tố thuộc Sun vì nó là dấu hiệu chính. Cá nhân – có thể Xem theo cách phân ra từng dấu hiệu cũng dc nhưng hơi rối.

  • Ngư Ngư

    hic nước với lửa..bùn vậy nhưng mà mình ko cảm thấy phiền giống như bạn nói,khắc trên lí thuyết thôi chứ mình đang trải qua thấy rất bình yên hạnh phúc(Nhân mã-song ngư)

  • Trí Tưng Tửng

    bạn ời tớ muốn hỏi tí ^^ Mình Thuộc Nước ( Thần nông ) nguyên tố nào yếu hơn Nguyên tố của mình ^^. cám ơn bạn trước ^^

  • Nam Bia

    tôi là song ngư nhưng tôi có quá nhiều yếu tố nhạy cảm trong người của cự giải, tôi ko có bạn. tôi phải làm sao