Sự thông minh và sự “chậm lớn” của người Việt


Sau những giờ phút xúc động đến “nghẹn con tim”, khi chứng kiến GS Ngô Bảo Châu được vinh danh trên trường quốc tế với Giải thưởng Fields danh giá, và được trong nước vinh danh thành “hiện tượng Ngô Bảo Châu”, cũng như trước đây là “hiện tượng” Đặng Thái Sơn- nghệ sĩ biểu diễn piano, giải nhất cuộc thi quốc tế về Frédéric Chopin ở Warszawa (Ba Lan), thì tâm lý người Việt trong chúng ta bỗng chùng xuống, im lặng khi nghĩ về đất nước mình. Nghĩ về những tài năng Việt xa xứ. Đã đành, sự vinh danh vẻ vang GS Ngô Bảo Châu, một người Việt tài năng, thì dân tộc Việt sẽ là dân tộc được thế giới nhắc nhớ đầu tiên.

Nhưng sẽ có một câu hỏi khác, một sự nhắc nhớ khác, khiến chúng ta hổ thẹn. Tại sao người Việt ra thế giới, đi làm thuê cho xứ người, lại thường thành danh, thành đạt? Và tại sao, người Việt chúng ta thông minh thế, mang tiếng tài nguyên rừng vàng biển bạc thế, phải cho nước ngoài khai phá… mà đất nước vẫn luẩn quẩn với cái nghèo, chậm phát triển, nay lại còn tụt hậu so với khu vực?

Một chuyên gia người Việt của tổ chức Ngân hàng Thế giới từng đặt câu hỏi: “Ta cứ hay vin vào chiến tranh. Thế nhưng chiến tranh đã lùi xa sau 35 năm, tại sao đến giờ, thu nhập bình quân/ người Việt/ năm mới đạt 1.000 USD. Trong khi đó, các quốc gia như Đức, Nhật, Ba Lan, Tiệp Khắc bị tàn phá thảm hại sau chiến tranh thế giới thứ 2 nhưng sau 35 năm họ đã thành cường quốc kinh tế, thu nhập bình quân đạt trên 10.000 USD/ người/ năm”.

Chiến tranh liệu có thể mãi là “bình phong” để cho ta che đậy sự kém cỏi? Điều gì là vật cản khiến tố chất thông minh của người Việt không “phát” lên được, không biến thành tài nguyên chất xám làm giàu cho nước Việt, thành vòng nguyệt quế kiêu hãnh trên vầng trán nước Việt, khi mà rất nhiều quốc gia tương tự như ta, đều đang ngẩng đầu tiến về phía trước?

“Người nọ ngoi lên, người kia kéo xuống”- ngụ ngôn hay cuộc đời?

Khi đặt câu hỏi này, người viết bài tự nhiên nhớ đến câu chuyện ngụ ngôn hiện đại:

Có chiếc tàu đắm ngoài khơi xa, tàu cứu hộ được điều đến để cứu hành khách đang ngoi ngóp dưới biển. Người các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore…lần lượt được cứu thoát, bởi người nọ làm bệ đỡ cho người kia ngoi lên.

Nhưng hành khách là người Việt Nam, cứ người nọ ngoi lên, thì lập tức bị đồng loại- người kia kéo xuống. Vì thế mà cuối cùng hành khách là người Việt Nam chết hết.

Ngụ ngôn đắm tàu hay sự thật về cuộc đời?

Câu chuyện triết lý bi thảm về tính cách một dân tộc thật chua xót. Nhưng chắc chắn, nó “ngụ ngôn” trên cơ sở có thật. Hay nó bước ra cuộc đời, từ “ngụ ngôn” để trở thành tính cách người Việt?

Không biết có phải vì quá thấm thía về câu chuyện ngụ ngôn, quá hiểu tính cách người Việt không, mà khi được đặt câu hỏi đề cập việc có chính sách quy hoạch bồi dưỡng cho những chuyên gia giỏi tuổi còn trẻ, một vị sếp cỡ Bộ trưởng lắc đầu quầy quậy: “Không được đâu chị ơi. Cứ “dàn hàng ngang cùng tiến” thì không sao. Chứ đụng vào chuyện quy hoạch, bồi dưỡng người nọ người kia là chết ngay!”

Chẳng biết ông có chịu để “chết” không, nhưng rõ ràng, cơ quan ông “chết” vì những người giỏi cũng chẳng thể bật được lên do chính sách cào bằng,  “dàn hàng ngang mà tiến”. Hòa cả làng! Và cho nó…lành!

Nhiều nhà quan sát lịch sử Việt Nam cho rằng đây là một nghịch lý đáng ngạc nhiên. Dân tộc Việt Nam khi cần đã chứng minh được một khả năng đoàn kết cao độ trong các cuộc kháng chiến giành độc lập cực kỳ khó khăn, gian khổ.

Vậy mà từ người Pháp trước đây, rồi người Mỹ và nhiều người ngoại quốc khác sau này khi có cơ hội làm việc, tiếp xúc với người Việt lại có nhận xét, “một cá nhân người Việt thì có thể hơn một người khác nhưng ba người Việt ngồi lại thì… lại có vấn đề!”.

Cũng theo ông Trần Sĩ Chương, các nhà xã hội học dựa vào thuyết “Con người là sản phẩm của môi trường sống“, hiện tượng này là do sự bất ổn định của hoàn cảnh lịch sử xã hội. Khi sống trong một xã hội có truyền thống bất ổn định thì con người với bản chất sinh tồn bẩm sinh sẽ có khuynh hướng muốn hành động tự phát, thiếu lòng tin vào tập thể, vào tương lai.

Từ đó, người ta không muốn đầu tư vào những cam kết, đầu tư và gắn bó xã hội có tính lâu dài thậm chí có khi còn “đạp lên nhau để sống”.

Tuy nhiên, ông Trần Sĩ Chương chưa nêu được cái gốc của tố chất này. Nền văn minh của nước Việt là văn minh lúa nước. Dân tộc Việt có tới 80% dân số làm nghề nông. Một nét đặc thù của tư duy nông nghiệp là tư duy tư hữu; là “con gà tức nhau tiếng gáy”, “sân gạch nhà ông không thể cao hơn sân gạch nhà tôi”…

Chính tố chất “tư hữu đậm đặc” này tuy lặn sâu trong tiềm thức con người Việt, khó “điểm mặt chỉ tên”, nhưng nó lại luôn kề vai sát cánh với mỗi người Việt cho dù họ đã là trí thức, từ cơ quan nghiên cứu đến công sở…và nó là “người tình” trăm năm thủ thỉ, gắn bó với ta khi ta cộng tác, làm việc với đồng nghiệp, bằng hữu. Bỗng nhớ tới một câu “châm ngôn” khác sâu cay không kém: “Trong cái sự mất đoàn kết, thì trí thức là hay mất đoàn kết nhất, rồi mới đến…đàn bà”(!).

“Gieo tư duy gặt số phận”?

Tính cách người Việt ấy, lại được đặt trong một cơ chế và tư duy quản lý ra sao?

Khi bàn về sự lận đận, yếu kém và sự tụt hậu của xã hội chúng ta trong những năm tháng thách thức nghiệt ngã này, có nhà thơ đã nói: Hình như con người có số phận, thì dân tộc cũng có số phận?

Bỗng nhớ tới câu chiêm nghiệm về luật nhân- quả của đạo Phật, răn dạy con người ở kiếp nhân sinh: “Gieo tính cách, gặt số phận”. Nhưng luật Đời cũng luôn cảnh báo cho bất cứ dân tộc nào- gieo tư duy gặt số phận?

Tư duy của dân tộc Việt chúng ta đã từng đổi mới để thích ứng với đòi hỏi của thời hiện đại, từ bao cấp chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường. Nhưng công bằng mà nói, tư duy đó thực chất vẫn không thoát khỏi dấu ấn tiểu nông, gia trưởng. Trong tố chất “tính cộng đồng” còn tồn tại cả tố chất “bầy đàn”, hình thành nên trên hình thái lao động sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công, không vượt khỏi tầm chắn của lũy tre làng.

Chính tư duy “bầy đàn” và trọng hư danh của con người tiểu nông, khi có quyền lực, dễ trở nên e ngại, phòng ngừa với những người có tư duy độc lập khác với số đông. Thời nào, và dân tộc nào cũng vậy, luôn có những con người thông minh, trí tuệ, luôn có những con người biết nhìn ra sớm hơn cộng đồng mình, dám nhận thức bằng sự kiểm chứng thực tiễn. Nhưng tư duy tiểu nông khi cực đoan, dễ nghi ngờ, hoặc đánh đồng sự “khác biệt” của người tài là sự đối trọng, thậm chí đối nghịch.

Cơ chế quản lý xã hội, một khi được xây nên từ tư duy tiểu nông ấy, tạo nên một hệ thống chân rết cũng sẽ khó chấp nhận những cá tính sáng tạo, mà chỉ thích sự ‘cào bằng” và sự nghe lời. Khi ấy thì sự thông minh, năng lực sáng tạo, và niềm tin lý tưởng chân lý là thực tiễn, rất có thể trở thành bi kịch cho chính người tài, nếu không, chí ít anh ta cũng trở nên hoặc đơn độc, hoặc bị vô hiệu hóa trong cộng đồng.

Tư duy và cơ chế quản lý “cào bằng” ấy tạo ra sự bất công với những người tài, chỉ gặt hái được sự a dua cơ hội của sự háo danh, sự vô cảm của số đông và làm thui chột tài năng sáng tạo thực chất. Đó chính là nguyên nhân sâu xa, tạo ra “hố sâu” ngăn cách giữa hai bờ tụt hậu và phát triển. Một dân tộc có nhiều người thông minh như dân tộc Việt, vẫn có thể là dân tộc “chậm lớn” vì thế.

Liệu dân tộc Việt chúng ta có vượt lên được chính mình không?

Nhìn ra thế giới, ông Trần Sĩ Chương cho rằng, mặc dù cá nhân người dân Nhật không được tiếng học giỏi, lanh lợi như người Ấn, người Hoa hay so với người Việt chúng ta…nhưng theo ông Chương, điều kiện “công bằng trong xã hội” là một yếu tố quyết định để mọi cá nhân có lòng tin sự đóng góp của mình được ghi nhận một cách sòng phẳng, được đền bù xứng đáng về mặt vật chất lẫn tinh thần.

Từ đó, con người mới tin vào ý nghĩa của sự đoàn kết, đem lại cái tổng giá trị lớn hơn từng giá trị của cá nhân đứng riêng lẻ cộng lại và cá nhân họ “được” nhiều hơn là nếu chỉ nghĩ đến mình. Con người bất cứ ở đâu, nếu sống trong một điều kiện xã hội còn nhiều bất công thì sẽ khó sống trung thực. Từ đó sự tự trọng, tương kính cũng sẽ không có.

Trong xã hội Mỹ, cá nhân chủ nghĩa, tinh thần cầu lợi có lẽ cao hơn bất cứ xã hội nào khác. Nhưng họ may mắn có được một cơ chế xã hội mà đa số người ta tin là công bằng. Câu phản biện đầu môi, hữu hiệu nhất của một người Mỹ (ngay cả những đứa trẻ con) đối với người khác khi tranh luận một vấn đề là vịn vào cái lý lẽ “That’s not fair!” (Thế là không công bằng đâu nhé!)”

Như vậy, tư duy và cơ chế quản lý xã hội hay  hoặc dở, hoàn thiện hay khiếm khuyết, tất yếu dẫn đến hoặc kết quả hoặc hệ lụy khác nhau căn cứ vào việc sử dụng người, đặc biệt là những người tài. Mà đối với những người tài, nhất là các nhà khoa học, trí thức lớn, không chỉ đồng lương, quan trọng hơn là được tự do học thuật, tự do sáng tạo. Việc sử dụng những người tài, đòi hỏi những nhà quản lý có tầm, có tâm, biết tôn trọng lao động sáng tạo và…”không sợ họ”.

Cơ chế quản lý xã hội nặng tính cào bằng, thậm chí các thang bậc giá trị trắng đen lẫn lộn, sớm muộn cũng gây ra những bất công, làm ly tán lòng người. Nhiều người tài, cũng từ sự bất công đó mà ra đi. Sự suy yếu, tụt hậu của dân tộc là không tránh khỏi

Cơ chế quản lý xã hội công bằng, là động lực kích thích mọi người làm việc, khiến người tài tin tưởng, dốc lòng cống hiến. Không gọi, dù xa xứ, sớm muộn họ cũng sẽ quay về. Sự phát triển của dân tộc là tất yếu.

Không ai có thể quyết định số phận dân tộc Việt bằng chính người Việt. Cây cầu tre- tư duy và cơ chế quản lý xã hội tiểu nông bắc giữa hố sâu của 2 bờ “tụt hậu” hay “phát triển” cần được thay đổi, được đổi mới bằng cây cầu hiện đại- tư duy và quản lý xã hội gắn kết dân chủ, công bằng, văn minh và minh bạch.

Khi đó mới có thể kỳ vọng, sự thông minh song hành với sự lớn nhanh của người Việt, cũng tức là song hành với sự phát triển mạnh của dân tộc.

Xin đừng để sự “chậm lớn” của người Việt cũng thành một “hiện tượng”, nhưng là “hiện tượng” buồn!

Tác giả: Kim Dung
theo tuanvietnam

© 2011 – 2015, https:. Luôn Tôn Trọng và Bảo Hộ mọi Tác Quyền như một lời cảm ơn!


Viết một bình luận...

2 thoughts on “Sự thông minh và sự “chậm lớn” của người Việt

  • Bluelove

    Hi anh 🙂 đọc xong bài này của anh cùng cơn stress trong đầu + hôm nay bớ đc 1 bài “top 5 hạnh phúc” trên báo dân trí tự nhiên em thấy có hứng để tuôn ra cái bài dưới này 😀 chẳng biết hay dở thế nào em cứ pm anh đọc thử, nếu nó quá dở thì anh cứ góp ý thắng thắn nhé (vì ngẫu hứng thôi mà 😀 ) còn nếu anh thấy đc thì cho em đóng góp vào mục “Lăng kính xã hội” với bí danh người bí ẩn đang nổi đóa là đc rồi :)) em nói vui thế thôi vì dù nó hay hở thế nào em cũng đã có thể chia sẻ nó với anh (1 người chịu khó quan sát, tư duy và khá hiểu biết ^^ ). Chân thành cảm ơn anh vì những bài viết rất hay, ý nghĩa và hơn hết là cảm ơn vì anh đã bớt chút thời gian để đọc những dòng này 🙂

                     (trích báo Dân trí)    Việt Nam vào top 5 nước hạnh phúc nhất thế giớiViệt Nam vừa được tổ chức News Economics
    Foundation (NEF) có trụ sở ở Anh xếp vào top 5 nước hạnh phúc nhất thế giới năm
    2009 và là nước châu Á duy nhất có mặt trong top 10.

    Theo bảng
    xếp hạng “Happy Planet Index” (Chỉ số Hành tinh Hạnh phúc – HPI) Việt
    Nam xếp ở  vị trí thứ 5 và là quốc gia châu Á duy nhất có mặt trong top
    10
    này. Ở châu Á, Trung Quốc đứng thứ 20 trong bảng xếp hạn HPI, Singapore
    thứ 49,
    Hàn Quốc thứ 68, Nhật Bản thứ 75.

    HPI được xem là cách đánh giá mức độ sống của người dân ở mỗi quốc gia tốt hơn
    các chỉ số như GDP (Tổng sản phẩm nội địa) hay HDI (Chỉ số phát triển con
    người). Những khác biệt thể hiện qua HPI cho thấy, con người vẫn có thể sống thọ
    và hạnh phúc nhưng tác động đến môi trường ít hơn.

    HPI không tính đến khía cạnh giàu có làm tiêu chuẩn hạnh phúc duy nhất, mà tập
    trung vào các nhân tố khác như tuổi thọ, mức độ thỏa mãn cuộc sống của người dân
    so với mức độ tiêu hao tài nguyên và khả năng tái tạo của hệ sinh thái.
                                                                                                 (trích báo Dân trí điện tử)

    (Chân thành xin lỗi trước nếu có ai cảm thấy bị đá xoáy sau khi đọc bài dưới đây, chán chán xả stress tí thôi ạ )

     Mình

    chưa hình dung được “hạnh phúc” ở trong cái bài này (hay cái tiêu
    đề của bài) nó như thế nào nhưng mà cứ sáng ra đi làm nhìn cái cảnh phải
    bon chen trên đường đến công ty lẫn khói bụi ầm ĩ + tắc đường là đã biết
    được hạnh
    phúc thế nào rồi! Đấy là chưa kể hôm nào mưa to chắc phải đến công ty =
    thuyền tự chế hoặc mấy cái thúng cái mẹt thì may ra mới bơi đến được! :))

    Lại sắp đến mùa hè rồi, lại sắp dở hơi biết bơi vì mất điện
    rồi. Ôi, mới nghĩ đến đã thấy nóng bức   Điện thì hôm nào chả cắt,
    tiền thì tháng nào chả thu. Giá thì tăng ầm ầm trong khi làm gì có điện
    dùng đâu mà trả tiền, lên giá với chả trượt giá nẫu ruột quá

    Lại
    nhớ đến thủy điện, lại nhớ đến mùa lũ. Haizz Miền Trung ơi năm nào chả
    lũ (sống chung với lũ có lẽ cũng là 1 niềm hạnh phúc chăng?  ). Đã
    nghèo xơ xác mà lũ về nhà cửa đồ đạc lại trôi hết, trâu bò lợn gà trôi
    sạch, chỉ ngồi trên nóc nhà gặm mấy gói mỳ tôm khô, nếu như thế cũng là
    hạnh phúc thì… đau khổ là j? À không có lẽ vẫn hạnh phúc vì còn cái
    thân chưa bị cuốn trôi đi nốt là may lắm rồi!

    Và hạnh phúc cũng
    có lẽ là nhiều cái may mắn. Cầu chưa xây xong đã sập (may quá vì chưa
    xong nên chưa ai đi, ko mất mạng  ), đường chưa xây xong đã lở (may quá
    lại sớm có ổ trâu ổ bò nên biết đường mà tránh trước).

    Rồi lũ
    về. Xóm làng chài bãi giữa sông Hồng (Hà Nội) lại dập dềnh, múc nước
    sông đỏ quạch phù sa + đục ngầu ô nhiễm lên súc miệng & thổi cơm, rửa
    bát đũa, họ vẫn hạnh phúc? Bãi giữa thì làm j có trường cho con em đi
    học, nhưng mấy đứa
    nhỏ vẫn được
    đi học đấy. Học ở lớp của chính quyền hỗ trợ xây dựng à  không, lớp
    học của mấy anh chị người nước ngoài tự đóng góp tiền xây dựng và tự đi
    dạy học miễn phí. Như vậy là hạnh phúc!

    Và Hà Nội, cứ sau
    mỗi trận giông gió, mưa thật to, ko cần mưa lâu quá, ko cần om mấy ngày
    (mưa mấy ngày thì chắc là trôi mất xác), chỉ cần vài tiếng thôi, là thủ
    đô sẽ lập tức biến thành Venice Hà Lội, đẹp tuyệt vời! Thật là hạnh phúc

    Hàng ngày được ăn rau đánh thuốc, giò hàn the, hoa quả tưới
    tắm, thịt tăng trọng siêu nạc, bánh chưng luộc pin con thỏ, phở phoocmon, ớt bột
    phản quang, lẩu thả bột Tàu… v.v… là đã biết hạnh phúc thế nào rồi,
    khỏe mạnh thế nào rồi! Hạnh phúc ngây ngất

    Chắc có lẽ mấy ông anh bà chị toàn
    đi phỏng vấn khảo sát
    ở mấy quán bia quán
    nhậu & karaoke ôm nên mới ra kết quả “top 5 hạnh phúc” thế này. Hay
    cũng có khi đi khảo sát ở các cụ lớn tuổi vì toàn thấy các cụ bảo rằng :
    nếu không có được những j mình muốn thì hãy hài lòng với những gì mình
    đang có. cho nên…

    Nói về mức độ tiêu hao tài nguyên à. Để
    xem nào 😕 Rừng vàng biển bạc  nhưng
    tình hình là rừng đang đi theo kiểu: chặt… hạ..(ầm) chặt…hạ…(ầm),
    biển thì hình như đang bị kướp sân thì phải! E hèm…(Giờ nói j cũng
    phải dòm trước ngó sau  , tuy tự do ngôn luận nhưng mà cũng phải nói
    theo đường lối chính sách…,  ko được phát biểu linh tinh ko lại bị
    tống tù thì chít…

    “Thực ra, chỉ số HPI này đánh giá mức độ tiêu thụ
    các nguồn lực sinh thái để đạt được
    một mức độ hạnh phúc nhất định.

    Công thức tính HPI dùng Số năm hạnh phúc
    trung bình (dựa trên mức độ hài lòng với cuộc sống và tuổi thọ trung bình) chia
    cho một con số tạm dịch là Dấu ấn sinh thái (ecological footprint). Dấu ấn sinh
    thái được tính bằng “diện tích đất cần để cung cấp tất cả các nguồn lực cần
    thiết cộng với diện tích đất có cây cối cần để hấp thu hết lượng cacbonic mà con
    người thải ra cũng như lượng cacbonic liên quan đến các sản phẩm mà con người
    tiêu thụ (do quá trình sản xuất, vận chuyển, sử dụng…), và được tính bằng đơn vị
    Hecta Toàn cầu (Global Hectare).

    “Việt Nam đạt được chỉ số HPI cao nhờ
    tuổi thọ trung bình tương đối cao và Dấu ấn sinh thái thấp. Vì vậy, trong 143
    quốc gia có số liệu để tính toán, Việt Nam xếp thứ 54 về số năm hạnh phúc trung
    bình và xếp thứ 35 về Dấu ấn sinh thái. Nhưng khi đem hai số này chia cho nhau
    thì điểm của Việt Nam lại cao so với nhiều nước khác”.
                                                                                  (trích trang khác, ko phải Dân trí).


    nhà báo, 1 là kịch câm coi như không biết 2 là phải viết sự thật, không nên
    phóng đại sự hạnh phúc (nghe trong cái tiêu đề) như 1 niềm tự hào dân
    tộc lên như thế! Hạnh phúc ở đâu?

    Thôi thì mọi người cũng chỉ tự
    biết an ủi nhau bằng cách coi như mình đang
    được đi học trong 1 ngôi trường mà trong đó có rất nhiều thứ, rất nhiều
    bài học, rất nhiều thành phần, rất nhiều kinh nghiệm để học tập… và
    đặc biệt rất nhiều… người. Ngôi trường này có tên là “LIFE” – cuộc
    sống dạy cho ta vất vả, xã hội dạy cho ta khôn.

    Thông thường khi
    học ở các trường PT, trung cấp hay đại học…, phần lớn những thứ chúng
    ta học được chỉ là lý thuyết xuông (lý thuyết chồng lý thuyết, dập
    khuôn, môtips cũ). Nhưng ở Life thì lại khác, chúng ta sẽ phải thực hành
    trước và sau khi thực hành xong thì mới biết được bài học đó là gì (hay
    ghê chưa, 1 cách học độc đáo). Sẽ có lúc bị sứt đầu mẻ trán, sẽ có lúc
    bị tổn thương, sẽ có lúc bị vấp ngã… nhưng rồi sau đó chúng ta sẽ có được
    những kinh nghiệm quý báu  và
    hơn hết là bản lĩnh để đối mặt.

    LIFE có 1 vài nguyên tắc cơ bản

    Ví dụ đơn giản, những ngày đầu đi
    chợ, bạn sẽ học được bài “cân điêu đong thiếu, tiền giả và đồ thiu
    hỏng” (chắc chắn rồi, chuyện cơm bữa mà). Vì vậy đôi khi cũng phải nhìn
    mặt mà bắt hình dong, tốt hơn nên mua của hàng quen và 1 chỗ cố định
    đáng tin cậy. Ngoài chợ thì chuyện j cũng có hết à. Và khi ra đường,
    những câu mình nên nói nhất là: làm ơn, làm phiền, xin lỗi, và cảm ơn.
    Nó cũng không đau mồm như nhiều người hay nói đâu, chỉ có những người
    thật sự chưa được học những câu đơn giản như thế thì mới nói là đau mồm
    và họ toàn nói những câu trống không, hỏi đổng làm ng khác  bực
    mình

    Ví dụ thứ 2 là ý thức. Cứ ra đường đi, mọi người sẽ thấy, ý
    thức ở đây là: thân ai người đấy lo, mệnh
    ai người nấy chạy, miễn sao chen lên
    được và đến đc nơi mình cần đến, lấy được thứ mình cần lấy, đa phần
    hoàn toàn ko có khái niệm “nhường nhịn”. Thật là lộn xộn. Cái này phải
    học tập Nhật Bản. Thảm họa khủng khiếp như thế mà họ vẫn bình tĩnh xếp
    hàng chờ đến lượt mình (khâm phục). Nếu là ở Việt Nam, chắc là sẽ có 1
    màn cướp giật xâu xé chen nhau và  dẫm đạp… (ôi giật mình)

    Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa – 1 nguyên tắc ko
    thể thiếu. Thử hỏi 1 đứa làm công an xem bố nó làm j, chắc chắn câu trả
    lời là bố tao cũng làm công an hay cảnh sát hay… cùng ngành.  Lại thử
    hỏi 1 đứa làm ngân hàng hay làm ở cơ quan nhà nước xem, câu trả lời
    cũng sẽ là… à có họ hàng có quen biết…vv
    Có 1 lần mình được nghe câu chuyện thì thầm giữa 2 chị phụ nữ  trên băng ghế đợi ở 1 công ty nhà nước
    (cái này ko phải hóng hớt mà bị đập vào tai ko nghe ko được):
    – mày có kẹp phong bì không, để bao nhiêu tiền?
    – tao làm j có tiền, lương đi làm tháng có > 1tr còn chẳng đủ ăn với thuê trọ, tiền đâu mà bì với bao.
    – tao cũng thế. Thế này thì xếp hàng từ sáng đến chiều là chắc rồi
    – Uh, đành phải chịu thôi biết làm sao được
    – Thế mày câu được anh nào trên Hà Nội này chưa?
    – Có rồi, đang cố để cưới còn có nhà ở
    – Uh, ở trên này cho dễ sống, cái j cũng có, còn hơn về quê làm
    ruộng mà chả có j cả, khổ bỏ xừ……

    (Công nhận là lần nào đến cơ quan nhà nước mình cũng phải lì xì bằng phong bì)

    Nghe xong câu chuyện của 2 chị, mình chợt nhớ đến mấy câu ca quen
    thuộc:
    Quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày
    Quê hương là đường đi học, con về rợp bướm vàng bay
    Quê hương là con diều biếc, tuổi thơ con thả trên đồng
    Quê hương là con đò nhỏ, êm đềm khua nước ven sông…
    Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi
    Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người.


    nghèo, dù khó đó vẫn là quê hương mình. Nếu ai cũng sợ nghèo khó chạy
    đến cái chỗ “hạnh phúc” để mà sống cho sướng hơn, ko trở về xây dựng quê
    hương đất nước thì quê hương sẽ lại càng nghèo khó và sẽ càng nhiều người
    bỏ quê mà đi.

    Uh thì công nhận chốn đô thị nó phồn hoa quá, nhiều
    cám dỗ quá. Nhưng nếu mình có 1 công việc nghiêm chỉnh, thu nhập khá,
    không chỉ đủ nuôi bản
    thân mà còn có tiền gửi về quê cho gia đình nữa thì thật tốt. Đằng này,
    làm không đủ ăn, nuôi cái thân mình ko xong thì cứ cố mà bon chen bám
    trụ để làm gì? Ở quê ít ra cũng có mảnh vườn, thửa ruộng, chắc ít nhất
    cũng ko đói ăn. Nếu biết tăng gia sản xuất, có khi lại giàu  (có ai
    biết nguyên tắc mình đang nói đến là j ko?)

    Xã hội bây giờ có đơn
    giản như trong truyện cổ tích đâu. Không phải chỉ ở thời Chí Phèo-Thị
    Nở thì con người mới bị tha hóa đâu, thời này cũng thế, nhưng bây giờ ng
    ta ko dùng cái từ tha hóa nữa mà ng ta dùng từ: dòng đời xô đẩy.
    Thực ra cũng có khi do mình tự đẩy mình vào vòng xoáy rồi đổ cho dòng đời số
    phận?

    Lại nhớ đến bài hát “cô tấm ngày nay” của nhạc sĩ Ngọc Châu:
    Quê hương chốn thanh bình, có bầu trời xanh thắm xanh
    Đồng lúa thẳng cánh cò bay lấp lánh cánh diều mơ ước tuổi thơ
    Em ra chốn đô thành, mong thành cô tấm ngày nay
    Từ nay giữa chốn phồn hoa xa rời cánh diều mơ ước hôm nào.
    Xa cánh diều mơ ước tuổi thơ, nhớ thương những lời mẹ ru, những đêm trăng vàng sáng trong.
    Mơ ước thành cô tấm ngày xưa, sớm hôm ko ngại gian khó, tiếng chim oanh vàng thiết tha.
    Em ra chốn đô thành, mong thành cô tấm ngày nay

    Từ nay giữa chốn phồn hoa xa rời cánh diều mơ ước hôm nào.
    (Ngày xưa còn nhỏ chưa hiểu thì chỉ biết nhâm nhi hát, giờ mới thấy thấm thía sâu xa  )
    Nếu mình được sinh ra từ làng, mình sẽ về làng và cố gắng phấn đấu làm cho làng mình càng ngày càng giàu có trù phú

    Nhưng
    mình được sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, từ hồi bé tí đã được bố đưa đi
    khắp nơi, bố bảo đi để học, để biết đây biết đó (ngày đấy cứ nghĩ đi học
    là chỉ đi ở trường thôi nên lúc đầu thấy khó hiểu lắm). Đầu tiên là
    quanh Hà Nội, lóc cóc xe đạp thôi à, hồi đấy nhà nghèo làm j có xe máy. Phố nào
    cũng đi hết, đường nào cũng qua hết, địa danh nào ở Hà Nội cũng thăm
    hết, qua đâu mình cũng hỏi, cái j mình cũng hỏi, hỏi để biết mà  Lúc ấy Hà
    Nội tuy nhộn nhịp nhưng cũng thanh bình mát mẻ và đẹp lắm chứ, có ầm ĩ
    đông đúc chật chội phức tạp như bây giờ đâu? Rồi lúc bố đi công tác các tỉnh hay đi nghỉ mát ở đâu cũng cho
    mình đi, cũng được đi khá nhiều nhưng ko phải quá nhiều

    Và ở đâu cũng thế, nguyên tắc đầu tiên (nhưng lại nói cuối cùng vì đọc
    ngược từ đầu tiên lại). Mọi người sống nặng về tiền và lợi lộc quá. Hầu
    như bây giờ ko có cái j cho không hay miễn phí cả. Của 1 đống tiền mặc
    dù biết lấy là có tội nhưng chẳng ai không lấy (người nào ko lấy lại bị
    gọi là hâm). Vì tiền ng ta thậm chí bất chấp tất cả, bất chấp cả tình
    thân, bất chấp cả lương tâm, bất chấp quả báo. Chắc cũng có nhiều ng xem
    tiểu phẩm: người cha rút ruột công trình xây dựng trường học, người con
    lại học đúng trường đấy, rồi trường sập, người con hy sinh. Đau lòng
    quá!

    Ủa lan man từ nãy giờ toàn nói tiêu cực nhỉ 

    Nói thì nói vậy thôi, LIFE vẫn còn rất nhiều thứ tốt đẹp. Vẫn còn nhiều
    người tốt, vẫn thanh bình và an toàn, không sợ bị khủng bố…

    Thực
    sự tuổi đời mình còn non nớt lắm, học tập ở trường Life chưa được nhiều
    cho nên vẫn còn rất nhiều cái chưa biết & chưa thể kể hết ra được,
    còn phải học hỏi nhiều… Người xưa có câu: Gừng càng già càng cay! Lẽ
    tất nhiên rồi, các bậc bô lão tuổi đời thâm niên học trường Life lâu năm
    chắc chắn ít nhiều gì cũng bản lĩnh kinh nghiệm hơn, biết nhiều hơn…
    Cho nên phải biết “Kính lão đắc thọ” và đôi khi phải nhờ các bậc tiền
    bối chỉ giáo.

    “Thế gian này nơi nào khuất gió, nghe tiếng chuông vọng từ hang sâu

    Câu hỏi nào chắp nối đêm thâu, giữa bốn bề thật giả xoay vần…

    Vẫn một tấm lòng, thành tiếng chuông vọng tới mai sau

    Mai sau… người thương nhau hơn

    Câu chuyện hôm nay… lùi về xa xôi…”
    (trích nhạc phim Cảnh sát hình sự-chuyên án thường nhật)  

    Nói 1 câu thật lòng, cũng có đôi lúc mình thật sự bực mình & điên
    tiết, cũng có đôi khi mình thật sự mệt mỏi & chán nản, nhưng… mình
    vẫn hài lòng & trân trọng những gì đang có. Có
    chứ, phải biết trân
    trọng những thứ xung quanh ta, nếu không, đến 1 ngày nào đó nó sẽ trôi
    đi mất (có hối tiếc cũng ko còn kịp) và không bao giờ trở lại nữa…

    Nói 1 câu thật lòng, cũng có đôi lúc mình thật sự bực mình & điên
    tiết, cũng có đôi khi mình thật sự mệt mỏi & chán nản, nhưng… mình
    vẫn hài lòng & trân trọng những gì đang có. Có chứ, phải biết trân
    trọng những thứ xung quanh ta, nếu không, đến 1 ngày nào đó nó sẽ trôi
    đi mất (có hối tiếc cũng ko còn kịp) và không bao giờ trở lại nữa…